Hoạt động lấy mẫu để xác định sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần đảm bảo quy định chung nào để thực hiện?

Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là gì? Đối với hoạt động lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, nguyên tắc chung để thực hiện là gì? Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định của pháp luật tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu?

Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là gì?

Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu có quy định khái niệm của sản phẩm xử ý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

"3.1
Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (environmental treating products in aquaculture)
Sản phẩm được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường theo hướng có lợi cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản khác."

Như vậy, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là những sản phẩm đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Hoạt động lấy mẫu để xác định sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần đảm bảo quy định chung nào để thực hiện?

Quy định chung đối với việc lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu cụ thể như sau:

"4 Quy định chung
4.1 Nguyên tắc
Để thu được mẫu đại diện, lấy một lượng nhất định các mẫu ban đầu từ lô hàng cần lấy mẫu. Các mẫu ban đầu này được gộp lại bằng cách trộn đều để tạo thành mẫu chung, mẫu rút gọn mà từ đó lấy ra các phần mẫu phân tích, mẫu lưu.
Trường hợp lô hàng có biểu hiện không đồng nhất về chất lượng, thì phải tiến hành tách thành các phần riêng biệt có tính đồng nhất về chất lượng và được lấy mẫu như các lô hàng riêng biệt. Không lấy mẫu ở các phần của lô hàng có biểu hiện ẩm mốc hoặc bị hỏng nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của mẫu sau khi lấy. Những khu vực này của lô hàng cần lấy mẫu riêng và xử lý như một lô hàng khác. Việc này phải được ghi chép cụ thể trong biên bản lấy mẫu.
Các mẫu ban đầu, đơn vị bao gói phải được lấy ở các bao gói nguyên vẹn theo phương pháp ngẫu nhiên. Khi phát hiện sản phẩm không nguyên vẹn hoặc biến dạng cần lập biên bản và tiến hành thu mẫu theo phương pháp chủ đích để kiểm tra chỉ tiêu an toàn khả nghi nhất nếu cần thiết.
Khi lấy mẫu sản phẩm hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần áp dụng các nguyên tắc lấy mẫu an toàn quy định trong TCVN 7289 (ISO 3165) và tuân theo các nguyên tắc bảo hộ lao động, có tính đến độc hại và những tính chất khác của sản phẩm để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
4.2 Quá trình lấy mẫu
Trước khi lấy mẫu, phải nhận dạng chính xác lô hàng, kiểm tra sự phù hợp của lô hàng lấy mẫu so với các tài liệu, hồ sơ có liên quan và kịp thời phát hiện tính không đồng nhất của lô hàng. Quá trình lấy mẫu phải được thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, trung thực và được ghi chép lại đầy đủ.
Trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và xử lý mẫu chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm tránh sự tạp nhiễm từ bên ngoài và giữ mẫu được nguyên trạng như ban đầu cho tới khi được phân tích trong phòng thí nghiệm.
4.3 Điều kiện xử lý mẫu
Việc xử lý mẫu cần được thực hiện ở một khu vực đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và các yêu cầu kỹ thuật (nếu có) của từng loại mẫu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ vô khuẩn...) nhằm tránh nguy cơ gây nhiễm bẩn, nhiễm chéo, thay đổi chất lượng của mẫu được lấy."

Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu, dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể về những tiêu chuẩn cần đáp ứng như sau:

"5 Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu
Dụng cụ lấy mẫu phải thích hợp với kích thước hạt của sản phẩm, trạng thái vật lý của sản phẩm, kích thước mẫu được lấy và với dạng bao gói, kích thước của vật chứa. Dụng cụ lấy mẫu, vật đựng mẫu phải sạch, khô, không có mùi lạ, đảm bảo không đưa tạp chất vào mẫu.
Khi lấy mẫu hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, dụng cụ lấy mẫu và vật đựng mẫu phải được làm bằng vật liệu trơ thích hợp với đặc điểm của từng loại hóa chất đảm bảo không phản ứng với sản phẩm và an toàn cho người lấy mẫu.
Dụng cụ lấy mẫu và vật đựng mẫu chế phẩm vi sinh vật xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được tiệt trùng bằng cách sấy ở nhiệt độ 170 °C đến 180 °C trong thời gian không ít hơn 1 h hoặc trong nồi hấp áp lực ở nhiệt độ 121 °C trong thời gian không ít hơn 15 min và được bảo quản trong các điều kiện thích hợp đảm bảo vô trùng.
Trong trường hợp lấy mẫu tại hiện trường không có điều kiện áp dụng các phương pháp tiệt trùng nêu trên, thì có thể làm sạch dụng cụ lấy mẫu (phần tiếp xúc trực tiếp với chế phẩm vi sinh vật) bằng một trong các phương pháp dưới đây và phải được sử dụng ngay sau khi để khô hoặc ngay sau khi nguội:
- Nhúng ngập trong dung dịch etanol 70 % trong thời gian từ 1 đến 2 min, đốt trên ngọn lửa; hoặc
- Lau bề mặt bằng bông sạch tẩm etanol 70 % hoặc tráng bề mặt bằng etanol 70 %; hoặc
- Nhúng ngập trong nước ở nhiệt độ 100 °C trong thời gian từ 10 min đến 20 min."

Như vậy, đối với hoạt động lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những tiêu chuẩn về nguyên tắc của quá trình lấu mẫu, dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu, được nêu chi tiết tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu như trên.

Nuôi trồng thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nuôi trồng thủy sản lồng bè mà không đăng ký bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước không?
Pháp luật
Cá nhân không ghi chép quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hộ gia đình không thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không?
Pháp luật
Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất nuôi trồng thủy sản? Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy hải sản?
Pháp luật
Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển là mẫu nào? Có thể tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi trồng thủy sản
1,466 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi trồng thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi trồng thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào