Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép thì tổ chức sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép thì tổ chức sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép là bao lâu?
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép thì tổ chức sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm d khoản 14, điểm a khoản 16 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.
...
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép không?
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch với mức phạt tiền cao nhất là 25.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?