Hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán có thể được khôi phục sau khi bị đình chỉ hay không?
- Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán là gì?
- Công ty chứng khoán có bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán khi không trích lập đầy đủ các khoản dự phòng hay không?
- Công ty chứng khoán có quyền được khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi bị đình chỉ hay không?
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Công ty chứng khoán được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ đó.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định một số điều kiện để công ty chứng khoán được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, bao gồm:
- Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
- Được phép hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh;
- Đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu như sau:
+ Đối với thành viên bù trừ trực tiếp: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên;
+ Đối với thành viên bù trừ chung: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 1.200 tỷ đồng trở lên;
- Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% liên tục trong 12 tháng gần nhất; hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất không quá 05 lần; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật;
- Không có lỗ trong 02 năm gần nhất;
- Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau ngày 30 tháng 6) phải là chấp nhận toàn phần;
- Đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán;
- Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Công ty chứng khoán có bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán khi không trích lập đầy đủ các khoản dự phòng hay không?
Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 158/2020/NĐ-CP có quy định về việc đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh như sau:
Đình chỉ, khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Công ty chứng khoán không đáp ứng quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 9 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp; ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 9 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp;
b) Bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghi định này, có thể thấy nếu trường hợp công ty chứng khoán không đáp ứng được điều kiện "thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật" trong vòng 06 tháng liên tiếp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền ra quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán có quyền được khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi bị đình chỉ hay không?
Khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (Hình từ Internet)
Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Đình chỉ, khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
...
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh chỉ sau khi các tổ chức này đã khắc phục được toàn bộ hành vi dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.
Như vậy, trường hợp công ty chứng khoán bị đình chỉ thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh nhưng đã khắc phục được toàn bộ hành vi dẫn tới bị đình chỉ hoạt động thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?