Hoạt động chữ thập đỏ có thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thông tin thân nhân bị thất lạc do chiến tranh hay không?
Hoạt động chữ thập đỏ có thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thông tin thân nhân bị thất lạc do chiến tranh hay không?
Hoạt động chữ thập đỏ có thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thông tin thân nhân bị thất lạc do chiến tranh hay không?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008, hoạt động chữ thập đỏ về tím kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa được quy định như sau:
"Hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa là hoạt động cung cấp thông tin về nhân thân hoặc hỗ trợ việc gặp gỡ, đoàn tụ cho cá nhân, gia đình bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa ở trong nước và ở nước ngoài, bao gồm:
1. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, phạm vi của hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân;
2. Thu nhập, xử lý, hỗ trợ việc trao đổi thông tin liên quan đến thân nhân của cá nhân, gia đình cần tìm kiếm tin tức trong trường hợp các kênh liên lạc thông thường bị gián đoạn;
3. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ cá nhân, gia đình, thân nhân của họ trong việc liên hệ, tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm gặp gỡ, đoàn tụ gia đình."
Theo đó, có thể thấy hoạt động chữ thập đỏ bao gồm cả hoạt động tìm kiếm thông tin thân nhan bị thất lạc do chiến tranh, bao gồm toàn bộ quá trình tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hoạt động; thu thập thông tin để xử lý; tư vấn, hỗ trợ thân nhân nhằm sớm đoàn tụ với gia đình.
Được phép hợp tác với quốc tế để thực hiện công tác chữ thập đỏ không?
Hoạt động hợp tác quốc tế về chữ thập đỏ được quy định từ Điều 23 đến Điều 26 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 như sau:
(1) Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ
Hợp tác quốc tế trong hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
(2) Nội dung hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ
- Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về hoạt động chữ thập đỏ
- Thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
- Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về hoạt động chữ thập đỏ.
- Huấn luyện, bồi dưỡng người thực hiện hoạt động chữ thập đỏ.
- Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
(3) Hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức thuộc Phong trào và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, tổ chức quốc tế khác, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi.
(4) Cứu trợ quốc tế
- Hội Chữ thập đỏ tham gia hoạt động cứu trợ quốc tế trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
- Hội Chữ thập đỏ ra lời kêu gọi nhân dân Việt Nam ủng hộ nhân dân các nước bị thảm họa nghiêm trọng sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhà nước tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ tham gia các hoạt động cứu trợ quốc tế.
Như vậy, khi xét thấy cần thiết, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được phép hợp tác với quốc tế để hỗ trợ họ, đồng thời nhận sự giúp đỡ khi cần.
Nhà nước quy định như thế nào về trách nhiệm quản lý của những cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động chữ thập đỏ?
(1) Quy định chung của pháp luật về quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ: tại Điều 29 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động chữ thập đỏ.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
- Thực hiện thống kê, thông tin, tuyên truyền, báo cáo về hoạt động chữ thập đỏ
- Hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ
(2) Trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan nhà nước
a. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ: quy định tại Điều 31 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008
- Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ; thực hiện công tác thống kê, báo cáo về hoạt động chữ thập đỏ.
b. Trách nhiệm của các bộ: quy định tại Điều 32 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa.
- Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu, hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
- Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
- Bộ Ngoại giao hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác phát triển tổ chức và hoạt động chữ thập đỏ của thanh niên, thiếu niên trong trường hợp.
-. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động chữ thập đỏ.
Như vậy, hoạt động chữ thập đỏ bao gồm cả hoạt động tìm kiếm tin tức, thông tin thân nhân bị thất lạc trong chiến tranh. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế... có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mình nhằm hỗ trợ thực hiện hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?