Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành thế nào? Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án là bao nhiêu đối với các vụ án tranh chấp đất đai?
Phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
1. Hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên
2. Việc hòa giải, đối thoại được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên
3. Phiên hòa giải, đối thoại có thể dược thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên.
4. Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên; yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; đề xuất phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại.
Trường hợp một trong các bên có người đại diện, người phiên dịch thì Hòa giải viên phải mời họ cùng tham gia hòa giải, đối thoại.
Như vậy để trả lời cho câu hỏi của bạn thì việc hòa giải, đối thoại có thể thực hiện tại địa điểm khác ngoài trụ sở Tòa án theo yêu cầu của các bên tham gia phiên hòa giải, đối thoại.
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành thế nào?
Trình tự, thủ tục thực hiện việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án như thế nào?
Trình tự, thủ tục thực hiện việc hòa giải tại Tòa án được chia làm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Tiến hành phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Căn cứ theo Điều 24 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Khi các bên đồng ý gặp nhau để thống nhất phương án giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch chậm nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại. Việc thông báo có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc hình, thức khác thuận tiện cho các bên.
Giai đoạn 2: Tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Căn cứ Điều 27 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:
- Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác.
Hòa giải viên phải thông báo cho những người quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
- Hòa giải viên tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Giai đoạn 3: Ra biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo nội dung quy định tại Điều 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
Giai đoạn 4: Ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án. Theo quy định tại Điều 32 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
- Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
- Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo.
- Hết thời hạn quy định tại, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
+ Trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
+ Trường hợp không có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.
- Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được gửi cho các bên và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án là bao nhiêu đôi với các vụ án tranh chấp đất đai?
Căn cứ Điều 9 Luật Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các chi phí sau:
- Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
- Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
Như vậy trường hợp thực hiện hòa giải, đối thoại với các vụ án tranh chấp đất đai thì không phải trả chi phí hòa giải. Tuy nhiên nếu bạn muốn tiến hành phiên hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở tòa án thì phải chịu các chi phí được quy định cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2020/NĐ-CP bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê địa điểm và chi phí khác trực tiếp phục vụ việc hòa giải, đối thoại theo thực tế phát sinh.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định nghĩa vụ nộp chi phí cho việc hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở của tòa án do các bên tham gia thỏa thuận theo tỷ lệ. Trường hợp không thỏa thuận được thì có nghĩa vụ nộp chi phí với tỷ lệ như nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?