Hóa đơn GTGT có được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế không? Hóa đơn GTGT hợp lệ là hóa đơn thế nào?
Hóa đơn GTGT có được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế không?
Theo Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về loại hóa đơn như sau;
Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
...
Theo đó, hóa đơn GTGT được sử dụng trong các hoạt động như sau:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
- Hoạt động vận tải quốc tế.
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Như vậy, hóa đơn GTGT được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế.
Hóa đơn GTGT có được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế không? Hóa đơn GTGT hợp lệ là hóa đơn thế nào? (Hình từ Internet)
Hóa đơn GTGT hợp lệ là hóa đơn thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này nếu truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn thì sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký để thực hiện:
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để thực hiện:
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để cơ quan thuế cấp mã.
2. Cấp mã hóa đơn
a) Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo:
- Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
- Đúng định dạng về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
- Đúng thông tin đăng ký theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
- Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
...
Theo đó, hóa đơn giá trị gia tăng hợp lệ là hóa đơn đảm bảo:
(1) Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
- Số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua
Lưu ý: Về nguyên tắc, hóa đơn điện tử phải đầy đủ các nội dung theo quy định. Tuy nhiên, pháp luật cũng có những trường hợp ngoại lệ quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP không cần đảm bảo tất cả nội dung trên.
(2) Đúng định dạng về hóa đơn điện tử
- Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML.
Trong đó, định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
(3) Đúng thông tin đăng ký theo Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
(4) Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
(5) Không thuộc các trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng là khi nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Ngoài ra, còn một số trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo nghị định 175 như thế nào? Đánh giá dự án đầu tư xây dựng?
- Chỉ dẫn kỹ thuật lập riêng với công trình xây dựng nào? Chỉ dẫn kỹ thuật là nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?
- Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
- Dịp Tết Nguyên đán, phạm nhân được gặp thân nhân tối đa mấy giờ trong một lần gặp theo quy định?
- Dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?