Hỗ trợ thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào?
Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty do nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hỗ trợ thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (Hình từ Internet)
Hỗ trợ thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài ngoài theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào?
Theo Luật đầu tư 2020 thì để thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài chị phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nếu thuộc các trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư (Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020) thì phải làm hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ, trình tự thủ tục cụ thể được quy định tại Điều 33, 34, 35, 36 Luật Đầu tư 2020.
Nếu không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì bỏ qua bước này.
Bước 2: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều 37 Luật Đầu tư 2020):
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
(1) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
(2) Có tổ chức kinh tế tại (1) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
(3) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế tại (1) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Hồ sơ gồm: (quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020)
(1) Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
(2) Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
- Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
+ Thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có);
+ Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký đầu tư
Thời gian:
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư 2020 trong thời hạn sau đây:
+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
+ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
+ Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020;
+ Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
+ Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.
Việc thành lập doanh nghiệp tùy loại hình mà sẽ có hồ sơ, thủ tục khác nhau, chị có thể tham khảo thêm tại bài viết sau:
Bước 4: Và thực hiện một số thủ tục khác
Công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp (Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020)
Khắc dấu của doanh nghiệp và công bố mẫu dấu (Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020)
Thực hiện các thủ tục đăng ký và kê khai thuế ban đầu với cơ quan thuế
Nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài được chuyển tài sản ra nước ngoài khi nào?
Nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài được chuyển tài sản ra nước ngoài sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam được quy định tại Điều 12 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?