Yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em là gì? Người nhận chăm sóc thay thế trẻ cho em có trách nhiệm như thế nào?
Có những hình thức chăm sóc thay thế cho trẻ em nào?
Căn cứ tại Điều 61 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
Các hình thức chăm sóc thay thế
1. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.
2. Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.
3. Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi.
Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
4. Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Như vậy theo quy định trên có 04 hình thức chăm sóc thay thế trẻ em, cụ thể:
- Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.
- Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.
- Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi. Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
- Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em là gì?
Căn cứ tại Điều 60 Luật Trẻ em 2016 quy định các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế trẻ em như sau:
- Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
- Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.
- Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.
- Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
- Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em là gì? Người nhận chăm sóc thay thế trẻ cho em có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Người nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 64 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế
1. Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với Điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;
b) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.
2. Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:
a) Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;
b) Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.
Như vậy theo quy định trên người nhận chăm sóc thay thế trẻ em có trách nhiệm như sau:
- Bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với Điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế.
- Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.
Việc chăm sóc thay thế cho trẻ em chấm dứt trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 69 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
Chấm dứt việc chăm sóc thay thế
1. Việc chăm sóc thay thế chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ Điều kiện chăm sóc trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật này;
b) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
c) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
d) Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;
đ) Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ Điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.
2. Trường hợp cá nhân hoặc thành viên trong gia đình nhận chăm sóc thay thế xâm hại trẻ em thì phải chuyển ngay trẻ em ra khỏi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế và áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Trường hợp trẻ em muốn chấm dứt việc chăm sóc thay thế, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm xem xét để quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
4. Người ra quyết định chăm sóc thay thế có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế.
Như vậy theo quy định trên việc chăm sóc thay thế chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ điều kiện chăm sóc.
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em.
- Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế.
- Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?