Xuất bản phẩm điện tử được phân thành mấy loại? Yêu cầu về nội dung, kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử ra sao?
Xuất bản phẩm điện tử được phân thành mấy loại?
Căn cứ theo nội dung tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, xuất bản phẩm được phân chia như sau:
Phân loại xuất bản phẩm điện tử và yêu cầu về nội dung, kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử
1. Xuất bản phẩm điện tử gồm 02 (hai) loại:
a) Được chuyển sang hình thức điện tử từ xuất bản phẩm đã được xuất bản hợp pháp dưới hình thức khác;
b) Được tạo lập bằng phương thức điện tử, chưa được xuất bản dưới hình thức khác và có quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Như vậy, hiện nay có 02 loại xuất bản phẩm điện tử:
- Xuất bản phẩm từ hình thức khác chuyển sang hình thức điện tử;
- Xuất bản phẩm được tạo lập bằng phương thức điện tử.
Xuất bản phẩm điện tử được phân thành mấy loại? Yêu cầu về nội dung, kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về nội dung, kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử ra sao?
Nội dung và kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử cần đáp ứng những yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 195/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 19 Nghị định 195/2013/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
(1) Đối với xuất bản phẩm từ hình thức khác chuyển sang hình thức điện tử:
- Nội dung không bị đình chỉ phát hành, cấm lưu hành, thu hồi, tiêu hủy hoặc không chứa các nội dung vi phạm sau:
+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
+ Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
+ Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Nội dung đúng với xuất bản phẩm gốc đã được xuất bản hợp pháp tại Việt Nam;
- Có định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh;
- Có chữ ký số hợp pháp của người đứng đầu tổ chức, cá nhân thực hiện việc phát hành.
(2) Xuất bản phẩm được tạo lập bằng phương thức điện tử:
- Không chứa nội dung vi phạm:
+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
+ Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
+ Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Có định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh;
- Có chữ ký số hợp pháp của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
Như vậy, tùy theo loại xuất bản phẩm điện tử mà sẽ có các yêu cầu về nội dung và kỹ thuật như trên.
Việc nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh được quy định ra sao?
Theo Điều 20 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, vấn đề nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh được quy định như sau:
Nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh
1. Cơ sở phát hành có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này được nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh.
2. Hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử trong thiết bị lưu trữ dữ liệu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải đăng ký nhập khẩu theo quy định tại Điều 39 Luật xuất bản; trường hợp nhập khẩu qua mạng Internet thì phải lập danh mục xuất bản phẩm đã được nhập khẩu và đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất 10 ngày trước khi phát hành, kèm theo bản sao hợp đồng nhập khẩu hoặc chứng từ thanh toán;
b) Cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm điện tử nhập khẩu trước khi phát hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Như vậy, việc nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh được thực hiện theo nội dung nêu trên. Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử trong thiết bị lưu trữ dữ liệu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải đăng ký nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu D02 LT mới nhất 2024 và cách viết Báo cáo tình hình sử dụng lao động và tham gia BHXH, BHYT, BHTN? Tải mẫu D02-LT?
- Văn bản gợi ý kiểm điểm đảng viên là gì? Gợi ý đảng viên tự kiểm điểm? Thời hạn gửi văn bản gợi ý kiểm điểm?
- Phương tiện thực hiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ chủ yếu bao gồm những gì?
- Rà soát quy hoạch xây dựng nhằm mục đích gì? Quy hoạch xây dựng phải được rà soát định kỳ đúng không?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo năm của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư mới nhất? Nội dung và kỳ báo cáo thế nào?