Xử lý tiền tạm ứng án phí như thế nào trong trường hợp vụ án bị đình chỉ do các bên không có mặt tại tòa để giải quyết ly hôn?
Xử lý tiền tạm ứng án phí như thế nào trong trường hợp vụ án bị đình chỉ do các bên không có mặt tại tòa để giải quyết ly hôn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, quy định như sau:
Xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
1. Trường hợp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính bị tạm đình chỉ thì số tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.
2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 312 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 143, khoản 5 Điều 241 của Luật tố tụng hành chính thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
...
Như vậy, trong trường hợp vụ án bị đình chỉ do các bên không có mặt tại tòa để giải quyết ly hôn thì tiền tạm ứng án phí sẽ được sung vào công quỹ nhà nước.
Xử lý tiền tạm ứng án phí như thế nào trong trường hợp vụ án bị đình chỉ do các bên không có mặt tại tòa để giải quyết ly hôn?
Nghĩa vụ chịu án phí ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, quy định nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án ly hôn được xác định như sau:
- Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;
- Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
- Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
- Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;
- Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
- Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.
Hồ sơ đề nghị miễn giảm tiền tạm ứng án phí bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
1. Người đề nghị được miễn, giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị quyết này phải, có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.
2. Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.
Như vậy, trong trường hợp thuộc đối tượng được miễn giảm tạm ứng án phí quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì người đề nghị miễn giảm sẽ chuẩn bị đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí có nội dung theo quy định nêu trên và các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?