Xảy ra cháy phòng trọ thì chủ nhà hay người thuê trọ phải chịu trách nhiệm? Người gây ra cháy trọ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xảy ra cháy phòng trọ thì chủ nhà hay người thuê trọ phải chịu trách nhiệm?
- Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì cần xác định xem người đó có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Tuy nhiên, nếu người gây thiệt hại trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải chịu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Do đó, tùy vào từng trường hợp mà người phải bồi thường thiệt hại sẽ được xác định như sau:
Trường hợp 1: Cháy trọ do lỗi hoàn toàn của bên thuê trọ - người thuê trọ
- Khi cơ quan có thẩm quyền xác minh và điều tra được nguyên nhân của vụ cháy trọ là hoàn toàn do người thuê trọ gây ra (ví dụ như sử dụng bếp ga không cẩn thận trong phòng, hút thuốc lá, sử dụng lửa không đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy tại khu vực cho thuê...) thì người thuê trọ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ cháy này bằng cách phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhà trọ.
- Ngoài ra, nếu đám cháy gây thiệt hại cho những nhà khác liền kề thì người thuê trọ sẽ phải chịu trách nhiệm với thiệt hại của những nhà đó đối với những thiệt hại này do đám cháy gây ra.
Trường hợp 2: Cháy trọ do lỗi hoàn toàn bên cho thuê trọ - chủ trọ
- Trường hợp này có thể hiểu là khi: cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh, điều tra và kết luận vụ cháy trọ là do lỗi hoàn toàn của bên cho thuê trọ bởi họ không đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác từ chủ trọ dẫn đến sự việc cháy nổ tại dãy trọ mà không có liên quan gì đến người thuê trọ.
Khi đó, chính chủ nhà trọ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề cháy nổ nhà trọ này, đồng thời họ không được yêu cầu người thuê trọ phải chịu trách nhiệm cùng mình. Và nếu đám cháy gây thiệt hại sang nhà lân cận thì chủ trọ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường với những thiệt hại mà đám cháy gây ra với những nhà này.
Trường hợp 3: Cháy trọ do lỗi của cả người thuê trọ và chủ nhà trọ(bên cho thuê)
- Trong trường hợp này, có thể hiểu là bản kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân của vụ cháy là do cả hai bên người thuê trọ và bên chủ nhà trọ đều có lỗi.
- Khi đó, cả hai bên sẽ phải cùng chịu trách nhiệm khi nhà cho thuê bị cháy và khi đó thì lỗi của mỗi bên đến đâu thì sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với lỗi của mình, nếu như gây thiệt hại sang những nhà khác thì hai bên sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm cho những nhà bị thiệt hại do vụ cháy.
Như vậy, có thể thấy rằng, tùy vào từng trường hợp mà khi xảy ra cháy phòng trọ thì chủ nhà hay người thuê trọ hoặc cả hai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.
Xảy ra cháy phòng trọ thì chủ nhà hay người thuê trọ phải chịu trách nhiệm? Người gây ra cháy trọ có phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình internet)
Xảy ra cháy phòng trọ do sự kiện bất khả kháng thì xử lý như thế nào?
- Sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, đây là một sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Theo quy định trên, nếu cơ quan có chức năng có thẩm quyền xác minh, điều tra được nguyên nhân của vụ cháy là do có sự kiện bất khả kháng xảy ra dẫn đến cháy nổ nhà cho thuê thì chủ nhà trọ sẽ không được yêu cầu người thuê nhà chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tức là, việc ai là người bồi thường sẽ được giải quyết theo sự thoả thuận và sự thiện chí của cả hai bên.
Người gây ra cháy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 115 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
- Theo đó, người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy mà gây thiệt hại cho người khác thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự. Tức là, nếu vụ cháy trọ vì lý do là vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và gây ra một trong những thiệt hại dưới đây thì cá nhân thực hiện hành vi sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Dẫn đến chết người;
- Gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà có tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà có tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản mà từ 100 triệu đồng trở lên.
Như vậy, trường hợp người gây ra cháy mà gây ra một trong những thiệt hại nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thì cá nhân đó có thể bị áp dụng một trong các hình phạt sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm;
- Phạt tù có thời hạn 05 năm đến 08 năm
- Phạt tù có thời hạn từ 07 năm đến 12 năm:
Ngoài ra, người phạm tội danh này còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10 triệu đồng cho đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm về chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để xác định khung hình phạt phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?