Xây dựng mô hình chăm sóc toàn diện trong 1000 ngày đầu đời nhằm can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi cho trẻ dưới 5 tuổi?
Hoạt động xây dựng mô hình điểm về chăm sóc dinh dưỡng toàn diện trong 1000 ngày đầu đời của trẻ như thế nào?
Tiểu mục 4.6, tiểu mục 4.7 Mục IV hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 1858/QĐ-BYT năm 2022 quy định về hoạt động xây dựng mô hình điểm về chăm sóc dinh dưỡng toàn diện trong 1000 ngày đầu đời của trẻ như sau:
- Xây dựng mô hình điểm về chăm sóc dinh dưỡng toàn diện trong 1000 ngày đầu đời của trẻ
+ Xây dựng mô hình điểm về chăm sóc toàn diện trong 1000 ngày đầu đời của trẻ nhằm hỗ trợ phát triển một cách tốt nhất cho trẻ.
+ Các mô hình điểm cần được xây dựng mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán của người dân giữa các vùng miền.
+ Các nội dung can thiệp tập trung vào giai đoạn mang thai và 2 năm đầu đời của trẻ nhằm đảm bảo trẻ được chăm sóc tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này.
- Đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình
+ Cung cấp tài liệu, tờ rơi về hướng dẫn đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng hóa sản phẩm tại hộ gia đình.
Khuyến khích sản xuất và sử dụng thực phẩm sẵn có tại hộ gia đình đưa vào bữa ăn của trẻ
+ Xây dựng các mô hình đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình;
Tăng cường lồng ghép, phối hợp liên ngành chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường mầm non?
Tiểu mục 4.7, tiểu mục 4.8 Mục IV hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 1858/QĐ-BYT năm 2022 quy định về tăng cường lồng ghép, phối hợp liên ngành chăm sóc sức khỏe ban đầu, dinh dưỡng trong trường mầm non theo đó:
- Tăng cường phối hợp liên ngành và lồng ghép các chương trình, dự án
Tăng cường lồng ghép, phối hợp liên ngành, phối hợp với các chương trình tiêm chủng mở rộng, các chương trình cải thiện nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục thực hành vệ sinh, phòng chống sốt rét, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dinh dưỡng trong trường mầm non... nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động dinh dưỡng.
-Theo dõi, giám sát thực hiện
- Hoạt động giám sát cấp trung ương:
+Thực hiện các hoạt động giám sát của Ban Điều hành trung ương, tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các cuộc điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng năm và thực hiện các cuộc tổng điều tra.
+ Hoạt động giám sát tại tuyến tỉnh:
Thực hiện các đợt giám sát hỗ trợ kỹ thuật, giám sát thu thập số liệu, phối hợp với các đoàn giám sát liên ngành, phối hợp với các đoàn giám sát trung ương thực hiện tại địa phương.
+ Hoạt động giám sát cấp huyện:
Thực hiện các đợt giám sát hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ và giám sát thu thập số liệu, phối hợp với các đoàn giám sát liên ngành, các đoàn giám sát của tỉnh và trung ương thực hiện tại địa phương.
+ Hoạt động giám sát cấp xã:
Tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng, tổ chức thu thập số liệu theo qui định, tham gia, phối hợp với các đoàn giám sát cấp trên.
Xây dựng mô hình chăm sóc toàn diện trong 1000 ngày đầu đời nhằm can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi cho trẻ dưới 5 tuổi? (Hình từ internet)
Các xã nhóm A phải đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng thấp còi lớn hơn 30%?
Mục V hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 1858/QĐ-BYT năm 2022 quy định về phân loại cấp độ thực hiện chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi như sau:
“V. PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ ƯU TIÊN VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH
5.1. Phân loại mức độ ưu tiên theo tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi:
- Xã ưu tiên nhóm A: tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi > 30%. - Xã ưu tiên nhóm B: tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi từ 20-30%.
- Xã ưu tiên nhóm C: tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở mức dưới 20%.
5.2. Các hoạt động can thiệp dinh dưỡng theo các nhóm ưu tiên: - Can thiệp dinh dưỡng thuộc các xã nhóm A, B:
Nội dung can thiệp: Can thiệp toàn diện lên tất cả các nguyên nhân dẫn đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em.
Các hoạt động ưu tiên: Kiện toàn và nâng cao chất lượng mạng lưới nhất là đội ngũ cộng tác viên/y tế thôn bản; Cung cấp vật tư trang thiết bị; Tăng cường truyền thông giáo dục dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, bổ sung đa vi chất; điều trị suy dinh dưỡng cấp tính, tẩy giun cho trẻ em....
Ưu tiên ngân sách: Ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên (trung ương và của tỉnh) và phối hợp sử dụng các nguồn ngân sách khác (nếu có).
- Can thiệp dinh dưỡng thuộc các xã tru tiên nhóm C:
Nội dung can thiệp: thực hiện các can thiệp chủ yếu tập trung vào giai đoạn trong và sau khi mang thai.
Các hoạt động ưu tiên: Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, hướng dẫn bổ sung đa vi chất; điều trị suy dinh dưỡng cấp tính....
Ưu tiên ngân sách: Nguồn kinh phí trung ương và của tỉnh (ngân sách chi thường xuyên) hỗ trợ cho các hoạt động thiết yếu, duy trì mạng lưới. Ngân sách còn lại sẽ được lấy từ nguồn xã hội hóa. Trong điều kiện nguồn kinh phí huy động đủ thì có thể thực hiện các hoạt động can thiệp theo nhóm A và B.”
Theo đó, mô hình điểm về chăm sóc toàn diện trong 1000 ngày đầu đời của trẻ nhằm hỗ trợ phát triển một cách tốt nhất cho trẻ và được xây dựng mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán của người dân giữa các vùng miền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?