Xây dựng cơ sở dữ liệu đường bộ từ ngày 1/1/2025 ra sao? Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đường bộ ra sao?
Xây dựng cơ sở dữ liệu đường bộ từ ngày 1/1/2025 ra sao?
Căn cứ Điều 59 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đường bộ như sau:
(1) Xây dựng Cơ sở dữ liệu đường bộ bao gồm các hoạt động:
- Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin;
- Thiết kế, tổ chức cơ sở dữ liệu;
- Triển khai, nâng cấp, phát triển, mở rộng các hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu;
- Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
- Lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho cơ sở dữ liệu; có giải pháp bảo đảm tính toàn vẹn, chống chối bỏ của dữ liệu;
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy nhân sự, vận hành, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu;
- Vận hành, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu;
- Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.
(2) Thiết kế cấu trúc hệ thống của cơ sở dữ liệu đường bộ phải đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật; có tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng; bảo đảm việc mở rộng, nâng cấp, phát triển; bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Xây dựng cơ sở dữ liệu đường bộ từ ngày 1/1/2025 ra sao? Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đường bộ ra sao? (Hình ảnh Internet)
Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đường bộ ra sao?
Căn cứ Điều 61 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đường bộ như sau:
- Các hình thức khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu đường bộ gồm:
+ Qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu theo Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số;
+ Qua kết nối chia sẻ dữ liệu trực tiếp giữa các cơ sở dữ liệu chưa có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu;
+ Qua Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
+ Thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu.
- Đối tượng khai thác và sử dụng
+ Cơ quan tham gia xây dựng, thu thập, cập nhật thông tin và duy trì cơ sở dữ liệu đường bộ được quyền khai thác dữ liệu đường bộ thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình;
+ Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đường bộ theo chức năng, nhiệm vụ khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước theo thẩm quyền;
+ Cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân;
+ Các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ theo quy chế và sử dụng của từng cơ sở dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đường bộ do cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu ban hành.
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 60 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ như sau:
(1) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 165/2024/NĐ-CP được trích, chọn và đồng bộ hóa từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(2) Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 165/2024/NĐ-CP được trích, chọn và đồng bộ hóa từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương.
(3) Thông tin quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 165/2024/NĐ-CP được trích, chọn và đồng bộ hóa từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương.
(4) Thông tin quy định tại khoản 4 Điều 57 Nghị định 165/2024/NĐ-CP được trích, chọn và đồng bộ hóa từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ và các địa phương.
(5) Thông tin quy định tại khoản 5 Điều 57 Nghị định 165/2024/NĐ-CP được trích, chọn và đồng bộ hóa từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các Sở Giao thông vận tải.
(6) Thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ được cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau:
- Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, chuyên ngành; quá trình thực hiện công tác quản lý, bảo trì, vận hành, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ chưa đầy đủ, chính xác;
- Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi.
- Cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu đường bộ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh các thông tin tại (6).
(8) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh các thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ thuộc phạm vi quản lý.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Muốn sang tên sổ đỏ nhưng diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ít hơn diện ích thực tế thì phải làm thủ tục gì?
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một trong các nguyên tắc phát triển du lịch đúng không?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm kế toán trưởng công ty? Kế toán trưởng có những trách nhiệm gì?
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?