Xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin công dân năm 2022 phải đóng bao nhiêu tiền phí?
- Mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin công dân?
- Thời hạn kê khai, nộp phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
- Nguyên tắc quản lý và sử dụng mức phí đã thu khi xác thực xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin?
- Cách xác định mức phí phải khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí?
Mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin công dân?
Căn cứ Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC quy định mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin công dân như sau:
Thời hạn kê khai, nộp phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 48/2022/TT-BTC quy định chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí theo tháng và quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin công dân năm 2022 phải đóng bao nhiêu tiền phí? (Hình từ internet)
Nguyên tắc quản lý và sử dụng mức phí đã thu khi xác thực xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng mức phí đã thu như sau:
"1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.
Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm:
a) Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
b) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
c) Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.
2. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Số tiền phí được để lại là doanh thu của tổ chức thu phí."
Cách xác định mức phí phải khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định cách xác định mức phi phải khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí như sau:
- Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.
- Tỷ lệ để lại được xác định như sau:
Trong đó:
- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.
- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.
- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.
- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.
Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí.
Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.
Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.
Thông tư 48/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 17/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hoạt động xây dựng, chủ nhiệm được hiểu như thế nào? Trách nhiệm cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng?
- WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trong trường hợp nào? Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Ngày 24 tháng 1 là ngày gì? 24 tháng 1 2025 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? 24 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Quên đổi CCCD hết hạn có bị phạt không? Khi nào thì đổi CCCD hết hạn? Làm lại căn cước công dân hết hạn ở đâu?