Xác định tiền bán cổ phần phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và tiền lãi chậm nộp cho doanh nghiệp như thế nào?
- Quy định về việc quản lý các nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn nhà nước như thế nào?
- Quy định về cơ quan chịu trách nhiệm rà soát các khoản thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp như thế nào?
- Quy định về miễn lãi chậm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp như thế nào?
Quy định về việc quản lý các nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn nhà nước như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 148/2021/NĐ-CP quy định về việc quản lý các nguồn thu như sau:
- Thu từ cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp 1), cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập).
- Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động,
- Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi là SCIC) thực hiện chuyển nhượng vốn để nộp về ngân sách nhà nước.
Xác định tiền bán cổ phần phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và tiền lãi chậm nộp cho doanh nghiệp? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về cơ quan chịu trách nhiệm rà soát các khoản thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 148/2021/NĐ-CP các khoản thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (sau đây gọi là Quỹ) từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc trung ương.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương chịu trách nhiệm rà soát các khoản phải thu về Quỹ từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc trung ương và có văn bản thông báo gửi Bộ Tài chính để thu vào ngân sách trung ương theo quy định.
Quy định về miễn lãi chậm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp như thế nào?
Doanh nghiệp được xử lý miễn lãi chậm nộp trong các trường hợp quy định tại mục 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 148/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ và/hoặc còn lỗ lũy kế đến thời điểm được xem xét miễn lãi chậm nộp; doanh nghiệp đã sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp nhưng không đủ để bù đắp khoản lãi chậm nộp, Doanh nghiệp nộp nhầm về ngân sách nhà nước thay vì nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (Quỹ).
- Cơ quan có thẩm quyền chậm phê duyệt quyết toán cổ phần hóa dẫn đến doanh nghiệp chậm nộp tiền về Quỹ theo thời gian quy định.
- Doanh nghiệp cổ phần hóa khi đánh giá lại giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần không phát sinh dòng tiền dẫn đến chậm nộp tiền về Quỹ theo thời gian quy định.
- Doanh nghiệp cấp 2 cổ phần hóa theo hình thức bán bớt phần vốn đầu tư của doanh nghiệp cấp 1 đã hoàn tất việc bán cổ phần lần đầu chậm nộp hoặc chưa nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu tương ứng số tiền phải hoàn trả doanh nghiệp cấp 1 phần giá trị sổ sách của số cổ phần bán ra và số thuế phải nộp theo quy định (nếu có).
Việc xem xét miễn lãi chậm nộp về Quỹ được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 148/2021/NĐ-CP:
- Doanh nghiệp xác định số lãi chậm nộp về Quỹ đến thời điểm Nghị định có hiệu lực thi hành báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu (gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) hồ sơ để được xem xét, miễn lãi chậm nộp. Hồ sơ đề nghị miễn lãi chậm nộp bao gồm:
+ Văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc xem xét, miễn lãi chậm nộp (bản chính) theo Phụ lục V kèm theo Nghị định này;
+ Các tài liệu liên quan theo các trường hợp quy định tại điểm 1 Phụ lục này (bản chính/sao y).
+ Tài liệu, chứng từ nộp về Quỹ và xác định số còn phải nộp (bản chính/sao y).
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn lãi chậm nộp của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thẩm định, ra quyết định miễn lãi chậm nộp cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này, trong đó nêu rõ số tiền doanh nghiệp được miễn lãi và số tiền còn phải nộp. Quyết định miễn lãi chậm nộp gửi doanh nghiệp và Bộ Tài chính.
Trường hợp hồ sơ miễn lãi chậm nộp chưa đảm bảo đầy đủ nội dung, tài liệu theo quy định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu (nêu rõ lý do) trả lời doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên và trả lời của Bộ Tài chính tại Công văn 2732/BTC-TCDN năm 2023 việc rà soát, xác định các khoản phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sản xuất và quyết định miễn lãi chậm nộp đối với doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ VHTTDL, việc xây dựng hồ sơ để được xem xét, miễn lãi chậm nộp là trách nhiệm của Doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?