Xác định hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền như thế nào?
- Xác định hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền như thế nào?
- Hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Trường hợp nào nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Xác định hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền như thế nào?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 4 Thông tư 82/2022/TT-BQP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
...
8. Hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 7 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là trường hợp:
a) Hành vi nổ các loại súng sau:
Các loại súng săn quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, gồm: Súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này;
Các loại súng thuộc danh mục vũ khí thể thao quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, gồm: Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
Các loại súng thuộc danh mục vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, được sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2019.
b) Hành vi nổ các loại súng quy định tại điểm a Khoản này là trường hợp nổ súng gây thiệt hại về sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không thuộc trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:
Chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ;
Người đã thực hiện một trong các hành vi vi phạm hành chính như chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính; người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các loại hành vi này trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác, hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm;
Người thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc đã bị kết án về Tội này nhưng đã hết thời hiệu thi hành bản án hoặc đã được xoá án tích.
Theo đó, hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được hiểu là hành vi nổ súng đối với các loại súng như súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Xác định hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền như thế nào?trách nhiệm hình sự
Hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào khoản 9 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi điểm a khoản 7 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền
...
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới;
b) Nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo như quy định nêu trên thì trường hợp nổ sung săn bắn rong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tịch thu tang vật vi phạm theo điểm a khoản 11 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP.
Trường hợp nào nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 108 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, việc nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền có tổ chức hoặc làm chết người hoặc gây thương tích từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tư 82/2022/TT-BQP sẽ có hiệu lực từ ngày 08/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?