Vợ hoặc chồng của người đang là công chức nhà nước thì có thể đứng ra thành lập doanh nghiệp được hay không?
- Người có chức vụ, quyền hạn là những ai? Công chức có phải là người có chức vụ, quyền hạn không?
- Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, những người có chức vụ quyền hạn không được thực hiện những việc gì?
- Vợ hoặc chồng của người đang là công chức nhà nước thì có thể đứng ra thành lập doanh nghiệp được hay không?
Người có chức vụ, quyền hạn là những ai? Công chức có phải là người có chức vụ, quyền hạn không?
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 do Quốc hội ban hành về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Người có chức vụ, quyền hạn được xác định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Như vậy, người có chức vụ, quyền hạn được xác định theo quy định trên. Trong đó, công chức được xem là một trong những người có chức vụ, quyền hạn.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì sẽ được bổ nhiệm. Đối chiếu với các quy định trên thì chỉ công chức được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì mới đc xem là người có chức vụ quyền hạn.
Công chức được tuyển dụng theo yêu cầu vị trí việc làm thì không xem là người có chức vụ, quyền hạn.
Vợ hoặc chồng của người đang là công chức nhà nước thì có thể đứng ra thành lập doanh nghiệp được hay không? (Hình từ Internet)
Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, những người có chức vụ quyền hạn không được thực hiện những việc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
Trong đó, những việc không được làm được xác định như sau:
- Đối với người có chức vụ, quyền hạn:
Tại khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định:
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu:
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
+ Cơ quan nhà nước:
Không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
- Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác không được:
+ Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột;
+ Cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình;
+ Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
Vợ hoặc chồng của người đang là công chức nhà nước thì có thể đứng ra thành lập doanh nghiệp được hay không?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 nêu trên, thì đối với hoạt động doanh nghiệp, người đang là công chức nhà nước không được:
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Theo đó, luật chỉ quy định vợ hoặc chồng của người đang là công chức nhà nước không được thành lập doanh nghiệp trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp quản lý.
Do vậy, đối với trường hợp vợ chồng của công chức giữ chức vụ lãnh đạo thì không được mở công ty trong lĩnh vực của công chức đó quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?