Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Chế độ của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam theo quy định hiện nay ra sao?
Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào?
Thông tin dưới đây cung cấp về: "Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào?"
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực xảy ra xung đột trên thế giới, được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đặt dưới sự quản lý của Liên hợp quốc.
Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (sau đây gọi là lực lượng Việt Nam) bao gồm cá nhân, đơn vị và vũ khí, trang bị, phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. (Điều 3 Nghị quyết 130/2020/QH14).
Ngày 29/5 hằng năm là Ngày Quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Với trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã sớm tích cực tham gia giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Trong đó, có hoạt động của Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam được triển khai từ năm 2014.
Như vậy, Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm 2014.
Thông tin trên cung cấp về: "Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào?"
Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? (Hình từ Internet)
Chế độ của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam theo quy định hiện nay ra sao?
Tại Điều 15 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định về chế độ, chính sách của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam như sau:
(1) Cá nhân, đơn vị trực tiếp và gián tiếp tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được hưởng chế độ, chính sách phù hợp với tính chất nhiệm vụ và đặc thù của hoạt động theo quy định của Chính phủ.
(2) Trong thời gian tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cá nhân, đơn vị có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ được khen thưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Liên hợp quốc; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có chính sách ưu tiên bố trí, sử dụng cá nhân sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
(3) Cá nhân bị thương, bị bệnh, bị tai nạn hoặc hy sinh, từ trần trong khi thực hiện nhiệm vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Liên hợp quốc.
Quy trình rút lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được thực hiện như thế nào?
Quy trình rút lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 130/2020/QH14 như sau:
Quy trình cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam.
2. Căn cứ quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ban hành quyết định việc cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam.
3. Căn cứ quyết định của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định lực lượng cụ thể theo thẩm quyền.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc báo cáo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Quy định này được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 61/2021/NĐ-CP như sau:
Cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
1. Cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực hiện theo trình tự sau:
a) Chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ
Sau khi có đề nghị của Liên hợp quốc về cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chuẩn bị hồ sơ, báo cáo Chính phủ. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình Chính phủ; dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh về việc cử mới lực lượng; biểu tổ chức, biên chế của đơn vị (trong trường hợp cử mới lực lượng theo hình thức đơn vị); văn bản đề nghị của Liên hợp quốc; tài liệu khác (nếu có);
b) Chính phủ xem xét việc trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương cử mới lực lượng;
c) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình của Chính phủ; biểu tổ chức, biên chế của đơn vị (trong trường hợp cử mới lực lượng theo hình thức đơn vị); văn bản đề nghị của Liên hợp quốc; tài liệu khác (nếu có);
d) Căn cứ quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ban hành quyết định việc cử mới lực lượng. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình; dự thảo quyết định của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; bản chụp ý kiến của các Thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tài liệu khác (nếu có).
...
3. Rút lực lượng
Khi có đề nghị của Liên hợp quốc hoặc căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quy trình rút lực lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương rút lực lượng Việt Nam.
Căn cứ quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ban hành quyết định việc rút lực lượng Việt Nam.
Khi có đề nghị của Liên hợp quốc hoặc căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quy trình rút lực lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất đang có tranh chấp là gì? Xử lý cấp sổ đỏ như thế nào khi diện tích đất đang có tranh chấp?
- Đề cương báo cáo chính trị của cấp ủy trình đại hội chi bộ (Đảng bộ)? Tải về Đề cương báo cáo chính trị?
- Theo nguyên tắc kế toán, giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá nào? Yêu cầu về kế toán?
- Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Nghị quyết của ĐHĐCĐ về việc bầu thành viên Hội đồng quản trị có thể thông qua bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản không?