Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè? Viết 3 4 câu kể về một trò chơi em đã chơi cùng bạn?

Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè? Viết 3 4 câu kể về một trò chơi em đã chơi cùng bạn?

Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè? Viết 3 4 câu kể về một trò chơi em đã chơi cùng bạn?

Tham khảo mẫu bài viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè, viết 3 4 câu kể về một trò chơi em đã chơi cùng bạn dưới đây:

MẪU 01 - Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè

Rồng rắn lên mây là trò chơi quen thuộc của trẻ em Việt Nam. Ở quê em, các bạn nhỏ cũng rất thích trò chơi này. Mỗi buổi chiều mùa hè, chúng em đều tụ tập trong sân nhà để chơi rồng rắn lên mây. Một bạn sẽ đóng vai thầy thuốc, một bạn đóng vai rắn mẹ và các bạn còn lại là rắn con. Rắn mẹ và rắn con nối đuôi nhau, cùng đọc vang bài đồng dao: “Rồng rắn lên mây/Có cây núc nắc/Hỏi thăm thầy thuốc/Có nhà hay không?”. Sau đó, thầy thuốc sẽ đuổi bắt nhà rắn, bạn nào bị thầy thuốc bắt được sẽ thua cuộc. Trò chơi này đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn và tinh thần đoàn kết nên chúng em rất ưa thích. Càng đông người chơi lại càng vui. Khi trở về thành phố, em ít được chơi trò chơi này. Em sẽ giới thiệu trò chơi dân gian bổ ích này đến những người bạn cùng lớp.

MẪU 02 - Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè

Vào mỗi buổi chiều, em và các bạn trong xóm sẽ tập trung ở sân vận động làng để cùng nhau chơi trò thả diều. Nhờ có gió mà những chiếc diều nhiều màu sắc của chúng em được bay cao tít lên bầu trời. Chúng em sẽ ngồi ở dưới để giữ diều bằng một sợi dây dù dài và mỏng. Trò chơi thả diều là một trò chơi yêu thích của em và các bạn trong xóm. Thả diều không chỉ giúp chúng em thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng mà còn mang đến cho chúng em rất nhiều niềm vui và những kỉ niệm đáng nhớ.

MẪU 03 - Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè

Vào buổi chiều thứ bảy hàng tuần, em và những bạn nam trong khu sẽ ra đình làng và cùng nhau chơi đá bóng. Chúng em chia làm hai đội, mỗi đội 7 người. Trái bóng được chúng em chuyền qua lại cho nhau thật nhịp nhàng để đá được vào cầu môn của đội bạn. Trò chơi đá bóng đã mang đến cho chúng em những phút giây thật vui vẻ, không những thế, chúng em còn được rèn luyện sức khỏe và tăng tình đoàn kết.

MẪU 04 - Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè

Cuối tuần vừa qua, em đã có những phút giây thật vui vẻ, thư giãn khi được tham gia hội làng. Trong tất cả những trò chơi dân gian được tổ chức, trò chơi mà em ấn tượng nhất chính là bịt mắt đập niêu. Người chơi sẽ được ban tổ chức bịt mắt bằng một tấm vải dày. Sau khi bịt mắt, người chơi sẽ di chuyển theo những hướng dẫn của cổ động viên xung quanh. Nếu đập thành công những chiếc niêu ở đích, người chơi sẽ chiến thắng và giành được những phần quà thú vị. Em rất thích trò chơi này vì nó có sự tương tác giữa người chơi và cổ động viên.

MẪU 05 - Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè

Ở quê em, các bạn nhỏ, đặc biệt là các bạn gái rất thích chơi đánh chuyền. Đây là một trò chơi rất đơn giản. Chỉ cần hai đến ba người, một bó que nhỏ, thường là 10 chiếc, và một quả nặng như quả bưởi con hoặc quả cà, quả chanh là có thể bắt đầu cuộc chơi. Người chơi cầm quả nặng trên tay phải tung lên cao và nhặt từng que trước khi túm lấy quả nặng đang lơ lửng trên không trung. Người chơi cứ lặp lại nhự vậy cho đến khi làm rớt quả nặng xuống đất.

MẪU 06 - Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè

Bắn bi là trò chơi yêu thích của các bạn nam. Trò chơi sẽ có khoảng hai đến ba người chơi. Người chơi sẽ kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Sau đó, bạn nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. Nếu viên bi của bạn bắn trúng viên bi của đối thủ thì sẽ thắng. Bạn sẽ được lấy luôn viên bi đó. Em rất thích trò chơi này.

MẪU 07 - Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè

Ở quê tôi, các đứa trẻ thường chơi trò "Cá Sấu Lên Bờ". Trong trò chơi này, một người sẽ đảm nhận vai trò của "cá sấu," trong khi các bạn còn lại sẽ vào vai "người." Khi trò chơi bắt đầu, những người đóng vai người phải nhanh chóng chạy lên bờ, và nếu bị cá sấu bắt kịp, họ sẽ thua cuộc. Người chơi nào bị bắt sẽ phải thay đổi vai trò và đóng vai cá sấu để tham gia vào trò chơi.

Trò chơi này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng tôi tại quê hương. Chúng tôi thường tụ tập lại để thách thức tốc độ và sự tinh quái của nhau trong trò chơi này. Khi bắt đầu, niềm háo hức và sự hào hứng là điều không thể thiếu. Các cuộc đua giữa người và cá sấu, cùng với sự thay đổi vai trò khi ai đó bị bắt, tạo ra những khoảnh khắc thú vị và đầy kỷ niệm trong tuổi thơ của chúng tôi. Trò chơi "Cá Sấu Lên Bờ" không chỉ giúp chúng tôi vận động mà còn tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ về thời thơ ấu tươi đẹp.

*Trên đây là thông tin tham khảo mẫu bài viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè, viết 3 4 câu kể về một trò chơi em đã chơi cùng bạn!

Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè? Viết 3 4 câu kể về một trò chơi em đã chơi cùng bạn?

Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè? Viết 3 4 câu kể về một trò chơi em đã chơi cùng bạn? (Hình ảnh Internet)

Năm 2025, nhiệm vụ của học sinh các cấp là gì?

Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:

- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Đặc điểm môn Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
03 Đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên biển? Lập dàn ý? Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn?
Pháp luật
Môn Toán học: Công thức tính chu vi, diện tích các hình học cơ bản? Đặc điểm của môn Toán học là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ? Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng điệp ngữ? Nhiệm vụ của học sinh?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
03 Đoạn văn nêu cảm xúc của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam? Lập dàn ý? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn?
Pháp luật
5 Bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè? Tả cây trong sân trường em lớp 4?
Pháp luật
Viết đoạn văn tả một dòng sông mà em yêu thích lớp 5? Học sinh lớp 5 có được đưa ra ý kiến về kết quả đánh giá không?
Pháp luật
Viết 3 đến 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè? Viết 3 4 câu kể về một trò chơi em đã chơi cùng bạn?
Pháp luật
5 mẫu viết bài văn tả một người bạn đã gắn bó với em trong những năm học ở trường tiểu học? Bài văn tả một người bạn?
Pháp luật
Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về đại từ xưng hô? Trường tiểu học có ngày truyền thống nhà trường không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
32 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào