Việc thương lượng bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được thực hiện tại đâu? Có cần lập biên bản không?
Việc thương lượng bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được thực hiện tại đâu?
Căn cứ Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 về Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
Theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan Thuế giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường.
Theo đó, địa điểm thực hiện việc thương lượng bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được quy định tại khoản 3 Điều 13 Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Thương lượng việc bồi thường
...
3. Việc thương lượng được thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:
a) Trụ sở cơ quan Thuế giải quyết bồi thường đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường đồng ý;
b) Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú đối với cá nhân hoặc trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở đối với tổ chức.
c) Địa điểm khác do các bên thỏa thuận.
Như vậy, việc thương lượng bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được thực hiện tại các địa điểm sau:
- Trụ sở cơ quan Thuế giải quyết bồi thường;
- UBND xã nơi cá nhân cư trú/nơi tổ chức đặt trụ sở;
- Địa điểm khác theo thỏa thuận.
Việc thương lượng bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được thực hiện tại đâu? Có cần lập biên bản không? (Hình từ Internet)
Có cần lập biên bản về việc thương lượng bồi thường nhà nước không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Thương lượng việc bồi thường
...
4. Việc thương lượng phải được lập thành biên bản. Trường hợp các bên tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản.
Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người giải quyết bồi thường phải lập biên bản kết quả thương lượng theo mẫu số 08/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP. Biên bản kết quả thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính theo quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật TNBTCNN, xác định rõ việc thương lượng thành hoặc không thành. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường, chữ ký của đại diện các cơ quan, người tham gia thương lượng quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật TNBTCNN và được giao cho mỗi người 01 bản tại buổi thương lượng.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không tham gia thương lượng hoặc không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản kết quả thương lượng thì cơ quan Thuế giải quyết bồi thường lập biên bản và ghi rõ lý do.
Theo đó, việc thương lượng bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế phải được lập biên bản cho mỗi lần tiến hành thương lượng. (Tải mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Tại đây)
Trong đó, nội dung chính của biên bản thương lượng bao gồm:
- Các loại thiệt hại được bồi thường;
- Số tiền bồi thường;
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
- Phương thức chi trả tiền bồi thường;
- Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường nhà nước gồm những ai?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 có quy định như sau:
Thương lượng việc bồi thường
...
2. Nguyên tắc thương lượng, thành phần tham gia thương lượng, nội dung thương lượng, các bước thương lượng được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 46 Luật TNBTCNN và Điều 21 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP.
Theo đó, thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Thương lượng việc bồi thường
...
3. Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường;
c) Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;
d) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
đ) Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;
e) Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:
- Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
- Người giải quyết bồi thường;
- Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường;
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
- Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền (nếu trong hoạt động tố tụng hình sự);
- Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?