Việc thực hiện chế độ lưu chiểu của cơ quan báo chí phải tuân theo quy định gì? Việc tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu do cơ quan nào thực hiện?
Lưu chiểu là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2017/NĐ-CP định nghĩa lưu chiểu như sau:
Lưu chiểu là việc lưu giữ nguyên trạng nội dung các tác phẩm báo nói, báo hình và báo điện tử để đối chiếu, kiểm tra.
Việc tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 53 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Kiểm tra báo chí lưu chiểu
1. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu tại địa phương.
Trường hợp phát hiện báo chí vi phạm quy định của pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu.
Như vậy theo quy định trên việc tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu tại địa phương.
Việc thực hiện chế độ lưu chiểu của cơ quan báo chí phải tuân theo quy định gì? Việc tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu do cơ quan nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện chế độ lưu chiểu của cơ quan báo chí phải tuân theo quy định gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Chế độ lưu chiểu báo chí, nộp ấn phẩm báo chí
1. Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu theo quy định sau đây:
a) Đối với báo chí trung ương và báo chí in tại Hà Nội, cơ quan báo chí phải nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành;
b) Đối với báo chí in tại địa phương, cơ quan báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành, đồng thời nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương qua hệ thống bưu chính;
c) Cơ quan báo nói, báo hình có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng, thông tin về nguồn tín hiệu sử dụng để chuyển tiếp sóng phát thanh - truyền hình trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày truyền dẫn, phát sóng; cung cấp tín hiệu truyền dẫn, phát sóng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lưu chiểu điện tử;
d) Cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
2. Khi nộp báo in lưu chiểu, cơ quan báo chí phải ghi rõ báo in nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của người đứng đầu cơ quan báo chí hoặc người được ủy quyền.
Báo in được in lại phải nộp lưu chiểu như in lần thứ nhất.
Báo in nộp lưu chiểu qua hệ thống bưu chính được ưu tiên chuyển nhanh nhất đến cơ quan nhận lưu chiểu. Thời gian nộp lưu chiểu căn cứ vào dấu bưu chính nơi chuyển đi.
3. Cơ quan báo in phải nộp năm bản ấn phẩm báo in để lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc lưu chiểu điện tử đối với báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí theo quy định của Chính phủ; thực hiện việc đo kiểm và công bố số liệu liên quan đến hoạt động báo chí.
Như vậy theo quy định trên việc thực hiện chế độ lưu chiểu của cơ quan báo chí phải tuân theo quy định sau:
- Đối với báo chí trung ương và báo chí in tại Hà Nội, cơ quan báo chí phải nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành.
- Đối với báo chí in tại địa phương, cơ quan báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành, đồng thời nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương qua hệ thống bưu chính.
- Cơ quan báo nói, báo hình có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng, thông tin về nguồn tín hiệu sử dụng để chuyển tiếp sóng phát thanh - truyền hình trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày truyền dẫn, phát sóng; cung cấp tín hiệu truyền dẫn, phát sóng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lưu chiểu điện tử.
- Cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?