Việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa tại Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội cần gì?

Việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa tại Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội cần gì?

Việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa tại Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội cần gì?

Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)

Căn cứ Mục 3 Phần III Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội có nêu về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực như sau:

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
...
3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các ngành CNVH có trình độ chuyên môn cao. Xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế thi tuyển, lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và CNVH có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ ngang tầm nhiệm vụ.
- Thực hiện tốt chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, ưu đãi, vinh danh đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước, các chuyên gia quốc tế có đóng góp tích cực trong xây dựng, phát triển văn hóa và CNVH Thủ đô; hỗ trợ trao truyền tri thức, kỹ năng, bí quyết thực hành, một số hoạt động khác có liên quan trong các lĩnh vực CNVH.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực trên cơ sở đánh giá chất lượng, xác định rõ nhu cầu đối với từng lĩnh vực, ngành CNVH cụ thể, với đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan. Chủ động kết nối cung - cầu, đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa Thành phố với doanh nghiệp văn hóa và các cơ sở đào tạo chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế. Khuyến khích và cử cán bộ có trình độ, sinh viên, nghệ sĩ...xuất sắc đi đào tạo, học tập kinh nghiệm tại các nước có nền CNVH phát triển; hình thành và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp và liên ngành.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong việc quảng bá, phát triển thị trường văn hóa, tạo mối liên kết thị trường về ngành nghề và khu vực, xây dựng thương hiệu quốc gia, quốc tế cho các ngành CNVH của Thủ đô.
- Đẩy mạnh giáo dục sáng tạo trên địa bàn thành phố. Chú trọng tạo lập môi trường nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng, nhà trường gắn với thúc đẩy giáo dục mở, xây dựng nhà trường sáng tạo, hình thành thế hệ công dân sáng tạo - công dân toàn cầu.

Như vậy, theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa cần xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các ngành CNVH có trình độ chuyên môn cao.

>> Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội: Tải về

Việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa tại Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội cần gì?

Việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa tại Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội cần gì? (Hình ảnh Internet)

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ như thế nào?

Căn cứ Mục 4 Phần III Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 Tải về của Thành ủy Hà Nội có nêu về tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ như sau:

- Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa, phù hợp với thị trường trong và ngoài nước.

- Tăng cường hợp tác, hội nhập với các thành phố của các quốc gia có nền CNVH phát triển mạnh nhằm đổi mới, sáng tạo trong các lĩnh vực: Du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; ẩm thực; quảng cáo; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thời trang; phần mềm và các trò chơi giải trí; truyền hình và phát thanh; xuất bản...

- Triển khai số hóa, hoàn thiện cơ sở dữ liệu với đầy đủ các nội dung về di sản văn hóa, "Thành phố sáng tạo", phục vụ phát triển CNVH để quản lý, kết nối chia sẻ, quảng bá thông tin với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng trong và ngoài nước.

Quan điểm phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Phần II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 quy định về quan điểm về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

- Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế;

Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

- Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

Kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

- Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa tại Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội cần gì?
Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1,036 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào