Việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp dựa trên những tiêu chí nào?
- Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được dựa trên những tiêu chí chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
- Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được dựa trên tiêu chí cơ quan có thẩm quyền thành lập?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được phân loại dựa trên tiêu chí mức độ tự chủ về tài chính như thế nào?
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được dựa trên những tiêu chí chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BTP quy định về việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo chức năng, nhiệm vụ như sau:
Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ
1. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu phục vụ hoạch định chiến lược và xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về ngành, lĩnh vực tư pháp;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng xây dựng, quản lý, khai thác thông tin, hỗ trợ pháp luật;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
a) Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước hoặc dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
Việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tại khoản này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp bao gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu phục vụ hoạch định chiến lược và xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về ngành, lĩnh vực tư pháp;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng xây dựng, quản lý, khai thác thông tin, hỗ trợ pháp luật;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp bao gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước hoặc dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp dựa trên những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được dựa trên tiêu chí cơ quan có thẩm quyền thành lập?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BTP quy định về việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được dựa trên tiêu chí cơ quan có thẩm quyền thành lập như sau:
Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, dựa trên tiêu chí cơ quan có thẩm quyền thành lập, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được phân loại dựa trên tiêu chí mức độ tự chủ về tài chính như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 07/2022/TT-BTP quy định về việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo tiêu chí mức độ tự chủ về tài chính như sau:
Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính
1. Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
2. Việc xác định mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực tư pháp tại khoản này thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, dựa trên mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Thông tư 07/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 19/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc tách công ty mới nhất?
- Mẫu quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm là mẫu nào? Tải mẫu và cách viết?
- Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?