Việc giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt cụ thể như sau:
"Điều 4. Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt
1. Việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt sông, hồ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT) và Điều 82 Thông tư này.
2. Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt là khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT"
Khai thác nước
Bảo vệ môi trường nước dưới đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về bảo vệ môi trường nước dưới đất cụ thể như sau:
"Điều 5. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
1. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.
2. Việc quan trắc, giám sát chất lượng nước dưới đất trong hoạt động khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
3. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và biện pháp bảo vệ môi trường khác nhằm ngăn chặn việc phát tán chất ô nhiễm vào môi trường nước dưới đất theo quy định về quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và quy định của pháp luật có liên quan."
Giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất?
Việc giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất được quy định tại Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cụ thể như sau:
Việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất từ các công trình quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư này được thực hiện như sau:
(1) Thông số giám sát:
- Lưu lượng khai thác của từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác thuộc công trình;
- Mực nước trong giếng khai thác đối với giếng khoan, giếng đào;
- Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có);
- Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài việc thực hiện giám sát các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này còn phải giám sát thông số mực nước trong các giếng quan trắc.
(2) Hình thức giám sát:
- Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- Đối với công trình có quy mô từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- Đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với thông số quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
- Đối với công trình có quy mô từ trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm: thực hiện giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
(3) Chế độ giám sát:
- Đối với thông số giám sát tự động, trực tuyến, không quá 01 giờ 01 lần;
- Đối với các thông số giám sát định kỳ, không quá 24 giờ 01 lần và phải cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát trước 10 giờ sáng ngày hôm sau đối với thông số lưu lượng, mực nước; đối với thông số chất lượng nước trong quá trình khai thác, thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân tích;
Vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước phục vụ giám sát thực hiện theo quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (nếu có).
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?