Việc giả mạo chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm thì tiến hành xử lý như thế nào?
Việc giao nộp chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh có cần phải lập thành văn bản không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giao nộp chứng cứ
1. Người tham gia tố tụng cạnh tranh quy định tại Điều 66 của Luật Cạnh tranh trừ người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Việc giao nộp chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên giao nộp chứng cứ giữ.
3. Các tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ không được quá thời hạn điều tra quy định tại Điều 81, 87 của Luật Cạnh tranh, thời hạn điều tra bổ sung quy định tại Điều 89, 90, 91 của Luật Cạnh tranh hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Như vậy theo quy định trên việc giao nộp chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh buộc phải lập thành biên bản.
Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên giao nộp chứng cứ giữ.
Theo đó, biên bản về giao nộp chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh phải được lập thành văn bản.
Việc giả mạo chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc giả mạo chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác và phải chịu chi phí giám định nếu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định trưng cầu giám định.
Như vậy theo quy định trên việc giả mạo chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Những loại chứng cứ nào trong tố tụng cạnh tranh không được công khai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Công bố và sử dụng chứng cứ
1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ sau đây:
a) Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của người tham gia tố tụng cạnh tranh.
3. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền công bố và sử dụng công khai một số, một phần hoặc toàn bộ chứng cứ vào thời điểm thích hợp cho việc điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên những loại chứng cứ sau trong tố tụng cạnh tranh không được công khai, cụ thể:
- Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của người tham gia tố tụng cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?