Việc điều hoà, phân phối, phát triển tài nguyên nước được thực thế nào trong thời kỳ 2021-2030?
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch thực hiện quy hoạch tài nguyên nước đối với việc điều hoà, phân phối, phát triển tài nguyên nước là gì?
- Mục đích của việc thực hiện quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030 là gì?
- Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030 là gì?
Nội dung chủ yếu của kế hoạch thực hiện quy hoạch tài nguyên nước đối với việc điều hoà, phân phối, phát triển tài nguyên nước là gì?
Theo điểm đ tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-TTg 2024 quy định việc điều hoà, phân phối, phát triển tài nguyên nước như sau:
- Xây dựng, duy trì vận hành hệ thống thông tin, mô hình toán để hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối nguồn nước trên các lưu vực sông: Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng - Thái Bình, Mã, Cả, Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, Ba, Sê San, Srêpốk, Đồng Nai, Cửu Long theo thời gian thực;
- Rà soát, điều chỉnh 11 quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông hướng tới điều tiết, vận hành theo thời gian thực;
- Nghiên cứu, nâng cao hiệu quả việc điều tiết để tăng khả năng tích trữ nước của các hồ chứa thủy lợi;
Nghiên cứu các giải pháp trữ lũ, giữ nước ngọt, tích trữ nước nhằm khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
- Thực hiện điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Xây dựng giải pháp chủ động nguồn nước cho các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các hải đảo;
- Xây dựng chương trình duy trì, bảo vệ, khôi phục và phát triển diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng đặc biệt là các vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên để bảo vệ nguồn sinh thủy nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước theo Quyết định 1595/QĐ-TTg 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 36-KL/TW 2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Việc điều hoà, phân phối, phát triển tài nguyên nước được thực thế nào trong thời kỳ 2021-2030? (Hình từ Internet)
Mục đích của việc thực hiện quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030 là gì?
Căn cứ theo Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-TTg 2024 quy định mục đích, yêu cầu của việc thực hiện quy hoạch tài nguyên nước như sau:
- Mục đích:
+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh giai đoạn đến năm 2025 để cụ thể hóa nội dung quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch tài nguyên nước);
+ Lập kế hoạch triển khai thực hiện danh mục nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên;
+ Cụ thể hóa các nhiệm vụ, chính sách, giải pháp và huy động nguồn lực gắn với trách nhiệm của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hướng tới quản trị ngành nước trên nền tảng công nghệ số;
+ Đảm bảo sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả quy hoạch tài nguyên nước.
- Yêu cầu:
+ Phù hợp với nguồn lực (tài chính, nhân lực) thực hiện, điều kiện phát triển kinh tế của các vùng kinh tế, các địa phương trên các lưu vực sông;
+ Đồng bộ giữa kế hoạch với nguồn lực, giải pháp, chính sách thực hiện; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện quy hoạch.
Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030 là gì?
Theo Mục II Quyết định 1595/QĐ-TTg 2022 thì căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được giao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước, trong đó tập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới;
- Hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước;
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và điều tra cơ bản;
- Nâng cao năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước;
- Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu;
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước;
- Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
- Tăng cường hợp tác, ngoại giao với các đối tác quốc tế và các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam.
Bên cạnh đó, Quyết định 1595/QĐ-TTg 2022 còn quy định việc tổ chức thực hiện của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu được phân công tại Phụ lục kèm theo Quyết định 1595/QĐ-TTg 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?