Việc báo cáo thống kê về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước được thực hiện trước ngày 30 tháng 11 hằng năm có đúng không?
- Việc báo cáo thống kê về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước được thực hiện trước ngày 30 tháng 11 hằng năm có đúng không?
- Nội dung báo cáo thống kê về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước gồm những gì?
- Trách nhiệm của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước là gì?
Việc báo cáo thống kê về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước được thực hiện trước ngày 30 tháng 11 hằng năm có đúng không?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thống kê, báo cáo về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan đầu mối để tổng hợp, báo cáo trên cơ sở việc thống kê, tổng hợp, báo cáo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo về tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Việc sơ kết, tổng kết về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước thực hiện theo kế hoạch, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Theo như quy định trên thì việc báo cáo thống kê về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước được thực hiện trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo về tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Việc báo cáo thống kê về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước được thực hiện trước ngày 30 tháng 11 hằng năm có đúng không?
Nội dung báo cáo thống kê về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước gồm những gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thống kê, báo cáo về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
1. Thống kê, báo cáo về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước bao gồm các nội dung sau:
a) Tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (đánh giá cụ thể về những tác động của việc thực hiện hương ước, quy ước đến đời sống của cộng đồng dân cư); những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương (nếu có);
b) Số lượng hương ước, quy ước được công nhận hoặc không được công nhận;
c) Số lượng hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế;
d) Số lượng hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện hoặc bị bãi bỏ;
đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Như vậy, nội dung báo cáo thống kê về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước như sau:
- Tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (đánh giá cụ thể về những tác động của việc thực hiện hương ước, quy ước đến đời sống của cộng đồng dân cư); những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương (nếu có);
- Số lượng hương ước, quy ước được công nhận hoặc không được công nhận;
- Số lượng hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế;
- Số lượng hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện hoặc bị bãi bỏ;
- Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Trách nhiệm của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước là gì?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
1. Hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm cử đại diện hộ gia đình tham gia họp bàn, thảo luận, quyết định các nội dung của hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư; thực hiện nghiêm túc các nội dung của hương ước, quy ước đã được cộng đồng dân cư thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.
2. Hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm tìm hiểu, tôn trọng, tuân thủ và thực hiện hương ước, quy ước đã được công nhận.
3. Khi phát hiện hành vi vi phạm hương ước, quy ước, hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm nhắc nhở, đề nghị chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả hoặc phản ánh, kiến nghị với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư hoặc người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của cộng đồng dân cư để xem xét, giải quyết theo quy định.
4. Khi phát hiện hương ước, quy ước không bảo đảm trình tự, thủ tục đề xuất, soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội thì hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có quyền kiến nghị, phản ánh đến Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban Thanh tra nhân dân để rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, tạm ngừng thực hiện hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước.
Như vậy, hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư có trách nhiệm nêu trên trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?