Vị trí và chức năng Cục Phòng vệ thương mại là gì? Cục phòng vệ thương mại có quyền áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không?
Vị trí và chức năng Cục Phòng vệ thương mại là gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về vị trí và chức năng Cục Phòng vệ thương mại như sau:
- Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
- Cục Phòng vệ thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
- Tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh: Trade Remedies Authority of Viet Nam.
- Tên viết tắt: TRAV.
- Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Vị trí và chức năng Cục Phòng vệ thương mại là gì? Cục phòng vệ thương mại có quyền áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không? (Hình từ Internet)
Cục phòng vệ thương mại có quyền hạn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ quyền hạn như sau:
- Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, các văn bản cá biệt và văn bản nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- Tham gia góp ý đối với các nội dung công việc liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại do các đơn vị trong và ngoài Cục đề nghị.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hội/hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
- Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định Các biện pháp phòng vệ thương mại này do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
Như vậy, Cục phòng vệ thương mại không có quyền hạn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Cơ cấu tổ chức của Cục phòng vệ thương mại bao gồm cấu thành nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định Cơ cấu tổ chức của Cục phòng vệ thương mại gồm:
- Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
+ Văn phòng;
+ Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp;
+ Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ;
+ Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài;
+ Phòng Pháp chế.
- Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục: Trung tâm Thông tin và Cảnh báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?