Vì sao phải cải cách tiền lương? Từ 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?

Cho tôi hỏi: Vì sao thực hiện cải cách tiền lương? Khi nào thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27? - Câu hỏi của anh T.Q (Kiên Giang).

Vì sao thực hiện cải cách tiền lương?

Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Theo đó, chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tại tiểu mục 1 Mục I Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu tình hình thực hiện chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như sau:

- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo;

- Còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.

- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.

- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Như vậy, vì tình hình tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách tiền lương nêu trên, việc cải cách tiền lương là cấp thiết. Đây có thể là những lý do chính dẫn đến việc thực hiện cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Vì sao phải cải cách tiền lương? Khi nào thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018?

Vì sao phải cải cách tiền lương? Khi nào thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018? (Hình từ Internet)

Khi nào thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, việc thực hiện cải cách tiền lương được bắt đầu từ năm 2021.

Tuy nhiên, những năm qua nước ta chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề của đại dịch COVID-19. Nhằm chia sẻ với Đảng, Nhà nước nên việc tăng lương được lùi lại, dành nguồn lực này cho công tác phòng chống dịch để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

Theo đó, Nghị quyết 69/2022/QH15 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV nêu rõ, quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức đến thời điểm thích hợp mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở, các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở và tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Đến chiều ngày 19/9/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, trong đó nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024.

"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"

Đồng thời, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị, trong đó về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 - 2024 nhấn mạnh việc xác định rõ ràng sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024.

Như vậy, nếu như không có gì thay đổi thì dự kiến sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024.

Lộ trình mục tiêu cải cách tiền lương đến năm 2030 theo Nghị quyết 27/NQ-TW 2018 như thế nào?

Ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo đó, lộ trình mục tiêu cải cách tiền lương đến năm 2023 được xác định theo khoản 2.2 tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Cụ thể như sau:

Mục tiêu cụ thể
(1) Từ năm 2018 đến năm 2020
a) Đối với khu vực công
- Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Theo đó, lộ trình mục tiêu cải cách tiền lương đến năm 2030 được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Như đã đề cập, do ảnh hưởng của dịch Covid nên những năm qua việc thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 vẫn chưa được thực hiện. Dự kiến, năm 2024 sẽ bắt đầu áp dụng thực hiện chính sách cải cách.

Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hướng dẫn về cải cách tiền lương của đơn vị sự nghiệp
Pháp luật
Chuyển 110.619 tỷ cải cách tiền lương để thực hiện mức lương cơ sở; chưa tăng lương, lương hưu trong năm 2025
Pháp luật
3 khoản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ sau 2026 theo Nghị quyết 27 là gì?
Pháp luật
Có cải cách tiền lương năm 2025 xây dựng 5 bảng lương mới và 9 khoản phụ cấp với CBCCVC và LLVT không?
Pháp luật
Năm 2025 tiếp tục tăng lương cơ sở 30% hay bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới đối với CBCCVC và LLVT?
Pháp luật
2 mốc thời gian về tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cần biết và nắm rõ?
Pháp luật
Thông báo 414/2024 VPCP về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT trong thời gian tới thế nào?
Pháp luật
Đợt tăng lương tiếp theo cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ diễn ra vào thời điểm nào?
Pháp luật
Công văn 6605 hướng dẫn về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Pháp luật
5 bảng lương theo vị trí việc làm 2024 khi cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Pháp luật
Tổng hợp 02 mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương thực hiện tiết kiệm theo Nghị định 62?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,939 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào