Vé dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm mấy loại? Vé đường bộ toàn quốc được áp dụng cho đối tượng nào?

Vé dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm mấy loại? Vé đường bộ toàn quốc được áp dụng cho đối tượng nào? - Câu hỏi của anh Quang tại Hà Nội.

Vé dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm mấy loại?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 35/2016/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-BGTVT) quy định vé dịch vụ sử dụng đường bộ áp dụng đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm, bao gồm: vé lượt, vé tháng và vé quý. Cụ thể:

- Vé lượt được phát hành với mệnh giá theo mức thu cho một lần sử dụng dịch vụ tương ứng với từng phương tiện;

- Vé tháng được phát hành theo thời hạn 30 ngày kể từ ngày có giá trị sử dụng với mệnh giá theo mức thu tháng quy định tương ứng với từng phương tiện.

Mệnh giá vé tháng bằng 30 (ba mươi) lần mệnh giá vé lượt. Vé tháng dùng để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm trong thời hạn cụ thể ghi trên vé kể từ ngày có giá trị sử dụng vé đến ngày kết thúc theo thời hạn cụ thể ghi trên vé;

- Vé quý được phát hành theo thời hạn 90 ngày kể từ ngày có giá trị sử dụng với mệnh giá theo mức thu quý quy định tương ứng với từng phương tiện.

Mệnh giá vé quý bằng 3 (ba) lần mệnh giá vé tháng và chiết khấu 10%. Vé quý dùng để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm trong thời hạn cụ thể ghi trên vé kể từ ngày có giá trị sử dụng vé quý đến ngày kết thúc theo thời hạn cụ thể ghi trên vé.

Ngoài ra, đối với hình thức thu phí điện tử không dừng, vé dịch vụ sử dụng đường bộ được phát hành dưới dạng chứng từ điện tử.

Vé dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm mấy loại? Vé đường bộ toàn quốc được áp dụng cho đối tượng nào?

Vé dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm mấy loại? Vé đường bộ toàn quốc được áp dụng cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Vé đường bộ toàn quốc được áp dụng cho đối tượng nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 35/2016/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-BGTVT) quy định vé đường bộ toàn quốc áp dụng riêng đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể:

- Vé đường bộ toàn quốc áp dụng đối với các phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng mang biển số màu đỏ, không áp dụng đối với các phương tiện mang biển số khác (kể cả phương tiện của Bộ Quốc phòng không mang biển số màu đỏ).

- Nội dung Vé đường bộ toàn quốc áp dụng đối với xe quốc phòng bao gồm các thông tin sau: Cơ quan phát hành (Tổng cục Đường bộ Việt Nam); loại phương tiện sử dụng (gồm 02 loại: vé sử dụng cho xe ô tô con quân sự và vé sử dụng cho xe ô tô tải quân sự); kích cỡ vé có tổng chiều dài nhân (x) chiều rộng là 12 cm x 8 cm, có màu sắc; nền vé màu đỏ, chữ và số màu trắng; biển số xe;

- Vé đường bộ toàn quốc áp dụng đối với xe của Bộ Công an bao gồm các thông tin sau:

+ Cơ quan phát hành (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);

+ Loại phương tiện sử dụng gồm 02 loại (xe dưới 7 chỗ ngồi và xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở lên, xe khách, xe vận tải, xe ô tô chuyên dùng);

+ Kích cỡ vé có chiều dài nhân (x) chiều rộng là 12 cm x 8 cm và có màu sắc;

+ Nền vé màu vàng có gạch màu đỏ dọc theo thân vé ở vị trí 1/3 vé tính từ trái sang phải, chữ và số màu đen; biển số xe.

Việc quản lý vé sử dụng đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 35/2016/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-BGTVT) có quy định như sau:

Quản lý vé sử dụng đường bộ
1. Việc in, phát hành, quản lý, sử dụng vé và hoàn vé (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2. Vé dịch vụ sử dụng đường bộ vừa là chứng từ kiểm soát khi phương tiện đi qua trạm vừa là chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Vé dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức một dừng phát hành cho trạm nào thì chỉ có giá trị sử dụng tại trạm đó. Vé dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng thực hiện theo quy định về thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
3. Vé dịch vụ sử dụng đường bộ bán theo phương tiện tương ứng với mệnh giá ghi trên vé. Vé tháng, vé quý phải thể hiện rõ thời hạn sử dụng, biển số phương tiện. Vé tháng, vé quý phải sử dụng đúng trạm và thời hạn ghi trên vé. Trường hợp phương tiện đổi biển số và đã thực hiện điều chỉnh thông tin tại đơn vị thu thì được tiếp tục sử dụng vé tháng, vé quý cho đến khi hết thời hạn. Khi mua vé tháng, vé quý lần đầu hoặc khi có sự thay đổi về chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm cấp, người mua phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm cấp (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) để mua vé theo mức thu tương ứng với loại phương tiện và “tải trọng” theo quy định của phương tiện.
4. Trường hợp trạm thu phí dừng thu hoặc tạm dừng thu không xác định thời hạn, đơn vị thu thực hiện hoàn lại tiền mua vé tháng, vé quý cho chủ phương tiện. Số tiền hoàn lại bằng mức thu chia cho 30 ngày (đối với vé tháng) hoặc chia cho 90 ngày (đối với vé quý) nhân với số ngày còn hiệu lực của vé tính từ ngày dừng thu hoặc tạm dừng thu không xác định thời hạn.
5. Trường hợp xảy ra thảm họa, dịch bệnh, thiên tai hoặc các trường hợp bất khả kháng khác, trạm thu phí phải tạm dừng thu có thời hạn theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền, đơn vị thu thực hiện gia hạn thời gian hiệu lực của vé tháng, vé quý theo nguyên tắc số ngày gia hạn bằng số ngày tạm dừng thu.

Theo đó, việc in, phát hành, quản lý, sử dụng vé sử dụng đường bộ được quy định áp dụng các nguyên tắc nêu trên. Riêng đối với vé đường bộ toàn quốc được quản lý riêng bởi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư 35/2016/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-BGTVT).

Dịch vụ sử dụng đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh theo Thông tư 32 2024?
Pháp luật
Xác định mức giá cụ thể mức giảm và đối tượng giảm giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024 thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc đối soát doanh thu dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ là gì? Thời gian chuyển số tiền tương ứng với doanh thu dịch vụ theo đối soát?
Pháp luật
Vé dịch vụ sử dụng đường bộ là chứng từ kiểm soát khi phương tiện đi qua trạm thu phí đúng không? Mức giá tối đa một lần sử dụng có thuế giá trị gia tăng chưa?
Pháp luật
Dịch vụ sử dụng đường bộ là gì? Phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ có bao nhiêu nhóm?
Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành vé sử dụng đường bộ áp dụng đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm?
Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành vé sử dụng đường bộ áp dụng đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm?
Pháp luật
Những loại phương tiện nào phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ? Những công trình đường bộ nào đủ điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?
Pháp luật
Vé dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm mấy loại? Vé đường bộ toàn quốc được áp dụng cho đối tượng nào?
Pháp luật
Mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định là bao nhiêu? Mức giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ do ai quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ sử dụng đường bộ
3,241 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ sử dụng đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ sử dụng đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào