Vật liệu nổ quân dụng là gì? Doanh nghiệp ngoài nhà nước có được nghiên cứu, sản xuất vật liệu nổ quân dụng hay không?
Vật liệu nổ quân dụng là gì?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Bên cạnh đó, tại khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
8. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Theo như quy định trên thì vật liệu nổ quân dụng là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học, tỏa nhiệt,... tạo ra tiếng nổ được sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
Vật liệu nổ quân dụng là gì? Doanh nghiệp ngoài nhà nước có được nghiên cứu, sản xuất vật liệu nổ quân dụng hay không?
Doanh nghiệp ngoài nhà nước có được nghiên cứu, sản xuất vật liệu nổ quân dụng hay không?
Căn cứ vào Điều 35 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng.
2. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng;
b) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý, kỹ thuật an toàn do người chỉ huy trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người có đủ trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai nạn cháy, nổ;
c) Có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường cho cơ sở nghiên cứu, sản xuất, hệ thống kho, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển và định kỳ tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Kho chứa vật liệu nổ quân dụng phải thiết kế, xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, chỉ những tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mới được quyền nghiên cứu, chế tạo, bảo quản và sản xuất vật liệu nổ quân dụng.
Do đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước không được phép nghiên cứu, sản xuất vật liệu nổ quân dụng.
Vận chuyển vật liệu nổ quân dụng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 36 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Vận chuyển vật liệu nổ quân dụng
1. Việc vận chuyển vật liệu nổ quân dụng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng hoặc Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Sử dụng phương tiện chuyên dùng bảo đảm điều kiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
d) Không được chở vật liệu nổ quân dụng và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết.
2. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do, khối lượng vật liệu nổ quân dụng cần vận chuyển, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
3. Thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, vận chuyển vật liệu nổ quân dụng phải có mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng hoặc Giấy phép vận chuyển; bảo đảm bí mật, an toàn; sử dụng phương tiện chuyên dùng đảm bảo an toàn khi vận chuyển; không dừng, đỗ phương tiên vận chuyển ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về an ninh quốc phòng, kinh tế văn hóa và ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?