Văn tả chiếc ô lớp 2? Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2?

Văn tả chiếc ô lớp 2? Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2?

Văn tả chiếc ô lớp 2? Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2?

Có thể tham khảo các mẫu bài văn tả chiếc ô lớp 2, viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2 như sau:

MẪU 01 - Văn tả chiếc ô lớp 2

Chiếc ô là đồ vật luôn có trong ba lô đi học của em. Chiếc ô của em có mặt ngoài màu vàng, mặt trong màu đen. Mặt ngoài chiếc ô được trang trí hình những chú gấu rất đáng yêu. Mỗi khi trời mưa hay nắng, em đều dùng ô để che. Chiếc ô đi cùng em trên con đường đến trường. Nó như một người bạn của em.

MẪU 02 - Văn tả chiếc ô lớp 2

Đồ vật mà em muốn miêu tả là chiếc ô. Ô có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng,.. Ô gồm có tán ô được làm bằng vải chống thấm nước và tay cầm. Em thường dùng ô vào những ngày nắng hoặc những ngày mưa nhỏ. Em rất yêu quý đồ vật này. Mỗi lần dùng xong đều cất gọn gàng và giữ gìn cẩn thận.

MẪU 03 - Văn tả chiếc ô lớp 2

Ở lớp em bạn nào cũng có một chiếc ô. Chiếc ô của em có 7 sắc màu cầu vồng rực rỡ. Khi trời mưa hoặc trời nắng, chiếc ô giúp em che chắn mưa, nắng. Em rất yêu thích chiếc ô của mình.

Mẫu 04 - Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2

Em được mẹ mua cho một chiếc mũ. Nó được làm bằng vải. Chiếc mũ có vành rộng, màu xanh da trời, có in hình siêu nhân rất ngộ nghĩnh. Em thường đội mũ mỗi khi đi học. Chiếc mũ giúp che nắng. Em sẽ giữ gìn chiếc mũ cẩn thận

Mẫu 05 - Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2

Khi đi xe ở dưới trời nắng, em sẽ mặc một chiếc áo chống nắng. Áo có hình dáng như những chiếc áo khoác thông thường, chỉ khác là phần tay áo và cổ áo được may dài ra để che hết cơ thể. Người ta đặc biệt may áo bằng ba lớp vải dày để bảo vệ cơ thể không bị bỏng do nắng nóng. Khi mặc chiếc áo vào, em cảm thấy dễ chịu hẳn khi đi dưới ánh nắng mặt trời.

Mẫu 06 - Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2

Em có một chiếc áo mưa. Nó được làm bằng vải không thấm nước. Chiếc áo khá rộng và dài. Áo có màu xanh da trời. Phía trên còn có mũ để đội. Chiếc áo đã giúp em không bị ướt khi đi ngoài trời mưa.

*Trên đây là các mẫu bài văn tả chiếc ô lớp 2, viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2 tham khảo!

Văn tả chiếc ô lớp 2? Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2?

Văn tả chiếc ô lớp 2? Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2? (Hình ảnh Internet)

Đánh giá học sinh lớp 2 qua những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Như vậy, đánh giá học sinh lớp 2 sẽ qua những nội dung sau:

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

+ Những năng lực cốt lõi:

++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

Yêu cầu đánh giá học sinh lớp 2 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT yêu cầu đánh giá học sinh (lớp 2) tiểu học như sau:

- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Giáo dục tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dàn ý bài văn miêu tả quang cảnh trường em vào đầu mùa hè lớp 5 ngắn? Trường tiểu học tư thục có sử dụng SGK lớp 5 do Bộ Giáo dục phê duyệt?
Pháp luật
Viết bài văn miêu tả cô lao công trường em lớp 3? Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì theo quy định?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể về một việc tốt mà em đã làm lớp 3? Viết đoạn văn kể về một việc tốt mà em đã làm lớp 3 phải lưu ý điều gì? Mục tiêu của giáo dục là gì?
Pháp luật
Viết bài văn về Võ Thị Sáu ngắn lớp 3? Bài văn tả về Võ Thị Sáu lớp 3 chọn lọc? Học sinh lớp 3 có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn của học sinh lớp 4 là gì?
Pháp luật
Bài văn kể chuyện sáng tạo Rùa và thỏ lớp 4? Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ ngắn gọn? Tuổi của học sinh tiểu học?
Pháp luật
Bài văn tả nhân vật chuột Jerry trong phim Tom và Jerry học sinh lớp 4? 04 phương pháp đánh giá học sinh lớp 4 theo Thông tư 27?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật trong tranh lớp 3? Học sinh lớp 3 có những quyền gì?
Pháp luật
Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim hoặc vở kịch mà em đã xem lớp 5 chọn lọc?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học Quả ngọt cuối mùa lớp 4 chọn lọc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục tiểu học
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
186 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục tiểu học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục tiểu học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào