Vận chuyển vũ khí không có giấy phép vận chuyển có được không? Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí được thực hiện như thế nào?
Vận chuyển vũ khí không có giấy phép vận chuyển có được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về việc vận chuyển vũ khí như sau:
Vận chuyển vũ khí
1. Việc vận chuyển vũ khí thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có mệnh lệnh vận chuyển vũ khí hoặc Giấy phép vận chuyển vũ khí của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Vận chuyển với số lượng lớn hoặc vũ khí nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
d) Không được chở vũ khí và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vũ khí ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ.
...
3. Thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển vũ khí đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, việc vận chuyển vũ khí phải đảm bảo có mệnh lệnh vận chuyển vũ khí hoặc Giấy phép vận chuyển vũ khí của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp không có mệnh lệnh vận chuyển vũ khí và không giấy phép vận chuyển vũ khí thì được xem là hành vi vận chuyển vũ khí trái phép. Theo đó, hành vi này có thể bị xử phạm vi phạm hành chính theo khoản 4, khoản 5 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Đây là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Vận chuyển vũ khí không có giấy phép vận chuyển có được không? Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của vũ khí cần vận chuyển;
+ Nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện;
+ Biển kiểm soát của phương tiện;
+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
- Nộp bộ hồ sơ kêu trên tại phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BCA.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Giấy phép vận chuyển vũ khí có thời hạn 30 ngày. Giấy phép vận chuyển vũ khí chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
Lệ phí cấp giấy phép vận chuyển vũ khí là bao nhiêu?
Căn cứ Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 218/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-BTC):
Lệ phí cấp giấy phép vận chuyển vũ khí hiện nay là 100.000 đồng/Giấy.
Người nộp phí, lệ phí và các đối tượng được miễn lệ phí cấp giấy phép vận chuyển vũ khí là ai?
- Về Người nộp phí, lệ phí, căn cứ Điều 2 Thông tư 218/2016/TT-BTC quy định như sau:
Người nộp phí, lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan công an có thẩm quyền thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh các ngành, nghề theo quy định phải nộp phí thẩm định điều kiện về an ninh; cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sát hạch để cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ thì phải nộp phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
2. Cơ quan, tổ chức khi được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy phép quản lý pháo hoa vào, ra Việt Nam thì phải nộp lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo; cấp giấy phép sử dụng, vận chuyển, mua, mang và sửa chữa các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải nộp lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Về các đối tượng được miễn lệ phí, căn cứ tại Điều 5 Thông tư 218/2016/TT-BTC quy định như sau:
Các đối tượng được miễn lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bao gồm:
1. Tổ chức, đơn vị thuộc lực lượng công an nhân dân, công an xã, lực lượng bảo vệ dân phố, tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cấp xã được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ chiến đấu và giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
2. Tổ chức, cá nhân thuộc lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ;
3. Sỹ quan bảo vệ nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ, những người được Thủ tướng Chính phủ cho phép mang vũ khí vào, ra Việt Nam để tự vệ, bảo vệ.
Như vậy, chỉ những nhóm đối tượng nêu trên sẽ được miễn lệ phí cấp giấy phép vận chuyển vũ khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?