Văn bản của Đảng với Nghị định Chính phủ thì văn bản nào có tính bắt buộc chung? Văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn?
Văn bản của Đảng có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Thứ tự Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Bên cạnh đó tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- 1. Hiến pháp.
- 2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
- 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- 4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- 6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
- 9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
- 10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- 13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
- 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, văn bản của Đảng không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Còn Nghị định của Chính phủ là văn bản pháp luật xếp thứ tự thứ 5 của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản của Đảng với Nghị định Chính phủ thì văn bản nào có tính bắt buộc chung? Văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn? (Hình internet)
Văn bản của Đảng với Nghị định Chính phủ thì đối tượng nào sẽ mang tính bắt buộc chung?
Tại Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định:
- Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
- Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã nêu rõ:
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.
Như vậy, chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới mang tính bắt buộc chung, áp dụng đối với toàn thể cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Còn đối với văn bản của của Đảng sẽ không mang tính bắt buộc đối với người dân; chỉ khi nào Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ triển khai thành văn bản quy phạm pháp luật thì những chủ trương, chính sách của Đảng mới đi vào đời sống thực tiễn và mang tính bắt buộc thi hành với người dân.
Văn bản của Đảng với Nghị định Chính phủ, đối tượng nào có giá trị pháp lý cao hơn?
- Giá trị pháp lý có thể hiểu như sự công nhận về giá trị áp dụng những quy định trong văn bản đối với các tổ chức, cá nhân. Đóng vai trò làm cơ sở để thi hành pháp luật.
- Từ các quy định vừa nêu trên, có thể hiểu rằng đối với các văn bản của Đảng sẽ áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức của Đảng, Đảng viên. Còn văn bản quy phạm pháp luật mang tinh bắt buộc chung, áp dụng đối với toàn thể tổ chức, cá nhân.
Vì thế, giữa văn bản của Đảng và Nghị định của Chính phủ không thể mang ra so sánh giá trị pháp lý của loại văn bản nào cao hơn. Thay vào đó, sẽ căn cứ vào trường hợp cụ thể, đối tượng được áp dụng văn bản là chủ thể nào để xác định giá trị pháp lý của văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?