UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm gì đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định 13?
- UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm gì đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định 13?
- Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm những gì?
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân được thực hiện theo mấy nguyên tắc?
- Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng từ ngày nào?
UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm gì đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định 13?
Căn cứ Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm gì đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân được xác định theo Điều 37 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
2. Triển khai các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này.
3. Bố trí kinh phí phục vụ hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
4. Ban hành Danh mục dữ liệu mở phù hợp với quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Như vậy, đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân, UBND tỉnh, thành phố có 04 trách nhiệm chính nêu trên.
UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm gì đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định 13? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
Quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm:
1. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
3. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người được giao làm công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
7. Thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Như vậy, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân có 08 nội dung nêu trên.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân được thực hiện theo mấy nguyên tắc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân
1. Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.
4. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.
5. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
6. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
7. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
8. Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều này và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.
Như vậy, theo quy định, có 07 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân nêu trên.
Theo đó, Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng từ ngày nào?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Nghị định mới nhất về bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 13/2023/NĐ-CP Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?