Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm thủy sản sản xuất từ cơ sở trong Danh sách ưu tiên theo quy định mới như thế nào?
- Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm thủy sản sản xuất tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên là bao nhiêu?
- Việc thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Xử lý kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được quy định ra sao?
Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm thủy sản sản xuất tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên là bao nhiêu?
Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm sản xuất tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
- Đối với sản phẩm rủi ro thấp:
+ Chế độ thẩm tra đặc biệt:
++ Vi sinh vật: 1%
++ Hóa học: 2%
+ Chế độ thẩm tra hạng 1:
++ Vi sinh vật: 5%
++ Hóa học: 10%
+ Chế độ thẩm tra hạng 2:
++ Vi sinh vật: 10%
++ Hóa học: 20%
- Đối với sản phẩm rủi ro cao:
+ Chế độ thẩm tra đặc biệt:
++ Vi sinh vật: 2%
++ Hóa học: 5%
+ Chế độ thẩm tra hạng 1:
++ Vi sinh vật: 10%
++ Hóa học: 15%
+ Chế độ thẩm tra hạng 2:
++ Vi sinh vật: 20%
++ Hóa học: 20%
Trong đó, các sản phẩm rủi ro cao và sản phẩm rủi ro thấp được xác định như sau:
(1) Sản phẩm rủi ro cao bao gồm:
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản ăn liền.
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản có mối nguy ATTP gắn liền với loài:
+ Nhuyễn thể hai mảnh vỏ chưa được giám sát trong Chương trình giám sát quốc gia;
+ Thủy sản có mối nguy độc tố tự nhiên;
+ Thủy sản có mối nguy histamine (trừ nước mắm và sản phẩm dạng mắm).
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng chưa được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được hưởng quy chế ưu đãi như VietGAP trong kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã qua xử lý nhiệt.
(2) Sản phẩm rủi ro thấp
Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác không thuộc nhóm sản phẩm rủi ro cao.
Như vậy, tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm sản xuất tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được xác định theo nội dung nêu trên.
Tải Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT Tại đây.
Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm thủy sản sản xuất từ cơ sở trong Danh sách ưu tiên theo quy định mới như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Nguyên tắc thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên như sau:
Chỉ tiêu thẩm tra thực hiện theo quy định nêu tại Danh mục chỉ tiêu ATTP, mức giới hạn cho phép theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu tương ứng được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công bố và điều chỉnh, cập nhật định kỳ.
- Tần suất lấy mẫu thẩm tra tối thiểu như sau: Chế độ đặc biệt: 2 tháng/lần; Hạng 1: 1 tháng/lần; Hạng 2: 1 tháng/2 lần.
- Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra: Được xác định dựa trên phân loại điều kiện bảo đảm ATTP; lịch sử bảo đảm ATTP; mức nguy cơ của sản phẩm; quy mô, công suất hoặc sản lượng sản xuất của Cơ sở theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Trên cơ sở đánh giá nguy cơ hoặc theo quy định mới của thị trường nhập khẩu, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn điều chỉnh, cập nhật nội dung quy định tại Phụ lục X cho phù hợp;
- Vị trí lấy mẫu: Tại dây chuyền sản xuất, kho bảo quản sản phẩm của cơ sở sản xuất hoặc kho bảo quản khác đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định thị trường nhập khẩu tương ứng.
Xử lý kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được quy định ra sao?
Việc xử lý kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm b khoản 37 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra không phù hợp quy định của nước nhập khẩu:
+ Cơ quan thẩm định gửi thông báo yêu cầu Cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục, biện pháp xử lý đối với lô hàng đã xuất khẩu.
+ Cơ quan thẩm định thẩm tra kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục của Cơ sở và bổ sung thẩm tra chỉ tiêu vi phạm đối với sản phẩm vi phạm trong kế hoạch lấy mẫu thẩm tra đợt tiếp theo;
- Trong đợt thẩm tra tiếp theo, nếu kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra tiếp tục không phù hợp quy định:
+ Cơ quan thẩm định yêu cầu Cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục, biện pháp xử lý đối với lô hàng đã xuất khẩu;
+ Áp dụng hình thức lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP vi phạm đối với sản phẩm vi phạm cho từng lô hàng xuất khẩu của Cơ sở cho đến khi có 05 (năm) lô hàng liên tiếp có kết quả đạt yêu cầu.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có được sử dụng tư cách pháp nhân của mình để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng không?
- Báo cáo kết quả thực hiện cam kết tu dưỡng rèn luyện của Đảng viên năm 2024? Báo cáo kết quả việc cam kết tu dưỡng rèn luyện?
- Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23 10 1961 do ai làm Đoàn trưởng đoàn 759?
- Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì?
- Mẫu thông báo mời quan tâm dự án đầu tư công trình năng lượng từ 21/11/2024 như thế nào? Tải Mẫu thông báo mời quan tâm?