Tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2024 của doanh nghiệp và NLĐ có thay đổi không khi tăng lương tối thiểu?
Tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2024 của doanh nghiệp và NLĐ
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản mới liên quan đến việc thay đổi tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2024 của doanh nghiệp và NLĐ. Do đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 1/7/2024 không có sự thay đổi, cụ thể:
Lưu ý: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên áp dụng cho người lao động Việt Nam.
>> Xem thêm: Mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng sẽ bị bãi bỏ từ sau 2026?
>> Tổng hợp điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024
Tải về Mẫu Quyết định điều chỉnh mức lương đóng BHXH từ 1/7/2024
Mức lương tối thiểu đóng BHXH từ 1/7/2024
Theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Từ 1/7/2024 mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng I | 4.960.000 |
Vùng II | 4.410.000 |
Vùng III | 3.860.000 |
Vùng IV | 3.450.000 |
Như vậy, Mức lương tối thiểu đóng BHXH từ ngày 01/7/2024 là:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu đóng BHXH là 4.960.000 đồng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu đóng BHXH là 4.410.000 đồng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu đóng BHXH là 3.860.000 đồng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu đóng BHXH là 3.450.000 đồng.
Tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2024 của doanh nghiệp và NLĐ (Hình từ Internet)
Mức lương tối đa đóng BHXH từ 1/7/2024
Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Đồng nghĩa với việc lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng/tháng dẫn đến tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ 1/7/2024 là 46.800.000 đồng/tháng.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?