Tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM sẽ bố trí chỗ học theo nơi ở, không dựa vào hộ khẩu có đúng không?
Tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM sẽ bố trí chỗ học theo nơi ở, không dựa vào hộ khẩu có đúng không?
Theo nội dung tại buổi họp với hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ngày 15/03/2023 về việc tuyển sinh đầu cấp. Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo TP đang trình UBND TP dự thảo về tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024.
Theo đó, TP Hồ Chí Minh sẽ thí điểm bố trí chỗ học cho học sinh đầu cấp theo nơi cư trú, không dựa vào sổ hộ khẩu trong năm học 2023-2024. Cụ thể, việc bố trí chỗ học cho học sinh lớp 1, lớp 6 sẽ dựa vào nơi ở thực tế của gia đình, không phân biệt hộ khẩu, thường trú hay tạm trú.
Việc thí điểm này dự kiến sẽ thực hiện trên 03 địa bàn: Quận 8, Quận Tân Bình và Thành phố Thủ Đúc. Những quận huyện còn lại sẽ tiếp tục tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức phân tuyến theo địa giới hành chính phường, xã (không yêu cầu phải có sổ hộ khẩu giấy hay giấy tạm trú).
Tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM sẽ bố trí chỗ học theo nơi ở, không dựa vào hộ khẩu có đúng không? (Hình từ Internet)
Tuổi nhập học đầu cấp theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Đồng thời, khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về độ tuổi nhập học của học sinh lớp 6 và học sinh lớp 10 như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì độ tuổi nhập học đầu cấp của học sinh được xác định như sau:
- Học sinh lớp 1: 06 tuổi
- Học sinh lớp 6: 11 tuổi
- Học sinh lớp 10: 15 tuổi
Học sinh tham gia học tập tại các trường có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tai Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Nhiệm vụ của học sinh được xác định như sau:
- Học sinh tiểu học
+ Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
+ Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
+ Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
- Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
+ Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
+ Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?