Tuyến đường cấm đường Hải Phòng ngày 9 5 chi tiết ra sao? Lịch cấm đường ngày 9 5 Hải Phòng từ mấy giờ?
Tuyến đường cấm đường Hải Phòng ngày 9 5 chi tiết ra sao? Lịch cấm đường ngày 9 5 Hải Phòng từ mấy giờ?
Dưới đây là thông tin về tuyến đường cấm đường Hải Phòng ngày 9 5 chi tiết:
Thực hiện Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 27/12/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về Tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 TẢI VỀ
Nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tổ chức chương trình duyệt đội ngũ, diễu hành quần chúng, Công an thành phố Hải Phòng thông báo phân luồng giao thông tạm thời như sau:
Thời gian áp dụng: Từ 6h30’ đến khi kết thúc hoạt động trong các ngày 09/5/2025. |
Lịch cấm đường Hải Phòng ngày 9 5
1. Cấm người và phương tiện tham gia giao thông (trừ đại biểu, khách mời tham dự) trên các tuyến đường sau: - Phố Trần Hưng Đạo (đoạn từ ngã 4 Trần Hưng Đạo - Hoàng Diệu đến ngã 4 Trần Hưng Đạo — Hoàng Văn Thụ). - Phố Trần Phú (đoạn từ ngã 3 Trần Phủ - Hoàng Diệu đến ngã 4 Nguyễn Đức Cảnh - Cầu Đất) - Phố Quang Trung (đoạn từ ngã 4 Quang Trung - Hoàng Văn Thụ đến ngã 3 — Quang Trung - Lãn Ông) - Phố Nguyễn Đức Cảnh (đoạn từ ngã 3 giao với đường sau Nhà triển lãm đến ngã 4 Nguyễn Đức Cảnh — Cầu Đất) - Phố Hoàng Văn Thụ (đoạn từ ngã 4 Nguyễn Đức Cảnh - cầu Đất đến ngã 3 Hoàng Văn Thụ - Phan Bội Châu) - Phố Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ ngã 4 Đinh Tiên Hoàng - Phan Chu Trinh đến ngã 3 Đinh Tiên Hoàng — Trần Phủ) - Phố Lê Đại Hành (đoạn từ ngã 3 Lê Đại Hành - Phan Chu Trinh đến ngã 4 Lê Đại Hành - Trần Hưng Đạo) - Phố Minh Khai (đoạn từ ngã 4 Minh Khai - Trần Quang Khải đến ngã 4 Minh Khai - Trần Hưng Đạo) - Phố Trần Quang Khải (đoạn từ ngã 4 Minh Khai - Trần Quang Khải đến ngã 4 Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo) - Phố Lý Tự Trọng (đoạn từ ngã 4 Lý Tự Trọng - Điện Biên Phủ đến ngã 3 Lý Tự Trọng — Trần Hưng Đạo) - Phố Điện Biên Phủ (đoạn từ ngã 6 Điện Biên Phủ - Lương Khánh Thiện đến ngã 4 Điện Biên Phủ - Lý Tự Trọng) - Phố Cầu Đất (đoạn từ ngã 4 cầu Đất - Hai Bà Trưng đến ngã 4 cầu Đất - Nguyễn Đức Cảnh) - Phố Mê Linh (đoạn từ ngã 3 Mê Linh - Quang Trung đến ngã 4 Mê Linh - Hai Bà Trưng) - Phố Nguyễn Khuyến (đoạn từ ngã 3 Nguyễn Khuyến - Lương Khánh Thiện đến ngã 4 Nguyên Khuyến — Trần Phú) - Phố Phạm Ngũ Lão (đoạn từ ngã 3 Phạm Ngũ Lão - Lương Khảnh Thiện đến ngã 4 Phạm Ngũ Lão - Trần Phủ) - Phố Trần Bình Trọng (đoạn từ ngã 3 Trần Bình Trọng — Lương Khánh Thiện đến ngã 4 Trần Bình Trọng - Trần Phủ) - Các đường ngang khu vực dải trung tâm thành phố. 2. Hạn chế phưong tiện di chuyển các tuyến phố liền kề dẫn đến các tuyến phố nêu trên. |
* Chú ý: Căn cứ tình hình TTATGT thực tế, thời gian cấm, hạn chế phương tiện giao thông có thế bắt đầu sớm hơn và kẻo dài hơn so với thời gian nêu trên.
Trên đây là thông tin về "Tuyến đường cấm đường Hải Phòng ngày 9 5 chi tiết ra sao? Lịch cấm đường ngày 9 5 Hải Phòng từ mấy giờ?"
Tuyến đường cấm đường Hải Phòng ngày 9 5 chi tiết ra sao? Lịch cấm đường ngày 9 5 Hải Phòng từ mấy giờ? (Hình từ Internet)
Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5 người lao động có được nghỉ làm không?
Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời cũng theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần, cụ thể như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, ngày 13 5 2025 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào ngày 13 5 2025 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp ngày 13 5 2025 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày 13 5 2025, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
.jpg)









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua có nội dung thế nào theo Nghị định 172?
- Phần tường phân chia các căn hộ chung cư là phần sở hữu chung hay phần sở hữu riêng? Các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở?
- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của cơ quan nào theo Nghị định 99? 06 Nguyên tắc đăng ký và cung cấp thông tin là gì?
- Xe máy nhập khẩu có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ đầy đủ có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Trình tự cấp giấy phép lần đầu của quỹ tín dụng nhân dân từ 15/6/2025 thế nào theo Thông tư 01/2025/TT-NHNN?