Tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thì Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì?
Công tác tuyển dụng, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào?
Công tác tuyển dụng, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH đươc sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH và Điều 5 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH đươc sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH.
Cụ thể như sau:
- Việc tuyển dụng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng viên chức với những nội dung sau:
+ Căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng;
+ Thi tuyển;
+ Xét tuyển;
+ Trình tự, thủ tục tuyển dụng;
+ Hợp đồng làm việc;
+ Tập sự.
- Trong việc sử dụng nhà giáo: Người được tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định tại Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải sử dụng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với ngành nghề được đào tạo, đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.
Tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thì Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại hình bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH, việc bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo hình thức tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học và từ xa.
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có những loại hình sau:
- Bồi dưỡng chuẩn hóa;
- Bồi dưỡng nâng cao;
- Thực tập.
Cụ thể đối với từng loại hình bồi dưỡng như sau:
Loại hình | Nội dung |
Bồi dưỡng chuẩn hóa | Là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và những nội dung khác theo quy định của pháp luật. |
Bồi dưỡng nâng cao | Là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo để nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, tiến bộ khoa học, công nghệ và những nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề nghiệp. |
Thực tập | - Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn đối với nhà giáo; - Là loại hình bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. |
Theo đó, Điều 8 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc xác định công tác bồi dưỡng cần thành lập Ban chủ nhiệm để xây dựng đề cương tổng hợp, thiết kế chương trình tổng quát, biên soạn chương trình chi tiết. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Ban chủ nhiệm được quy định cụ thể theo từng chương trình bồi dưỡng.
Nội dung chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu tại Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH:
- Thể hiện được mục tiêu bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng của người học sau khi hoàn thành khóa học; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; cách thức đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành khóa học;
- Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; đảm bảo việc liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng;
- Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Kết quả bồi dưỡng được sử dụng để đánh giá nhà giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm hoặc được sử dụng làm điều kiện xét nâng hạng, thi nâng hạng viên chức; xét công nhận đạt chuẩn và các chế độ, chính sách khác có liên quan.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được xác định như sau:
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH;
- Lập kế hoạch, dự trù kinh phí bồi dưỡng đối với nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý; báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất tình hình thực hiện công tác bồi dưỡng đối với nhà giáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?