Từ ngày 26/4/2022, hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý đến 96 tỷ đồng cho doanh nghiệp hoạt động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
- Đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nào được hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý?
- Điều kiện được hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý như thế nào?
- Các yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay như thế nào?
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý như thế nào?
Đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nào được hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý?
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về đối tượng được hỗ trợ vay vốn như sau:
"Điều 26. Đối tượng vay vốn
Đối tượng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất kinh doanh) hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, tham gia vào Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý (sau đây gọi là Dự án vùng trồng dược liệu quý), Dự án trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao (sau đây gọi là Dự án trung tâm nhân giống) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
Từ ngày 26/4/2022, hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý đến 96 tỷ đồng cho doanh nghiệp hoạt động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Điều kiện được hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về điều kiện để đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói trên được hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý như sau:
"Điều 27. Điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Được thành lập, hoạt động hợp pháp, có phương án đầu tư và sử dụng vốn vay để tham gia Dự án vùng trồng dược liệu quý, Dự án trung tâm nhân giống được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Được Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia thẩm định phương án vay vốn trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm."
Các yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay như thế nào?
Theo quy định từ Điều 28 đến Điều 31 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay như sau:
"Điều 28. Mục đích sử dụng vốn vay
Khách hàng vay vốn để thực hiện Dự án vùng trồng dược liệu quý, Dự án Trung tâm nhân giống được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 29. Mức cho vay
1. Tổng mức cho vay không vượt quá 45% tổng mức đầu tư dự án và không vượt quá 96 tỷ đồng đối với Dự án vùng trồng dược liệu quý, không vượt quá 92 tỷ đồng đối với Dự án trung tâm nhân giống.
2. Mức cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Dự án trung tâm nhân giống và Dự án vùng trồng dược liệu quý do Ngân hàng Chính sách xã hội xác định cho vay căn cứ phương án sử dụng vốn và quyết định phê duyệt thực hiện dự án của cơ quan có thẩm quyền, nhưng không vượt quá 45% mức đầu tư của cơ sở sản xuất kinh doanh khi tham gia vào dự án.
Điều 30. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa là 10 năm.
Điều 31. Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay 3,96%/năm.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay."
Theo đó, tổng mức cho vay không vượt quá 45% tổng mức đầu tư dự án và không vượt quá 96 tỷ đồng đối với Dự án vùng trồng dược liệu quý, không vượt quá 92 tỷ đồng đối với Dự án trung tâm nhân giống. Mức cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Dự án trung tâm nhân giống và Dự án vùng trồng dược liệu quý do Ngân hàng Chính sách xã hội xác định cho vay căn cứ phương án sử dụng vốn và quyết định phê duyệt thực hiện dự án của cơ quan có thẩm quyền, nhưng không vượt quá 45% mức đầu tư của cơ sở sản xuất kinh doanh khi tham gia vào dự án.
Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa là 10 năm.
Lãi suất cho vay 3,96%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ vay vốn đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
"Điều 37. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan và các địa phương trong việc triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định này; đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
2. Ủy ban Dân tộc ban hành hướng dẫn các địa phương xác nhận, tổng hợp, phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách trong quý II năm 2022 làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo thẩm quyền.
3. Bộ Y tế ban hành hướng dẫn các địa phương hoàn thiện phương án phát triển dược liệu, phê duyệt dự án và Danh sách đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách, tổng mức đầu tư dự án, mức đầu tư của cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào dự án, phương án vay của từng dự án và cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào dự án trong quý II năm 2022 làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo thẩm quyền.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, rà soát, đề xuất báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 8 năm 2023 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí nguồn vốn thực hiện chính sách trong giai đoạn 2024 - 2025.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực được phân công đảm bảo nguồn lực thực hiện Nghị định và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền, tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng theo quy định tại Nghị định này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?