Từ ngày 19/5/2022, mức vay vốn học sinh sinh viên tối đa theo quy định mới nhất lên đến 4 triệu đồng/tháng?
Vay vốn học sinh sinh viên là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định về chính sách vay vốn học sinh sinh viên quy định cụ thể như sau:
"Điều 1. Phạm vi áp dụng:
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại."
Đối tượng nào được vay vốn học sinh sinh viên?
Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cụ thể như sau:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
(1) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
(2) Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật;
- Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật;
- Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
Vay vốn học sinh sinh viên
Học sinh, sinh viên có thể vay vốn học sinh sinh viên tối đa là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1656/QĐ-TTg năm 2019) thì mức vay vốn tối đa mà học sinh, sinh viên được quy định như sau:
"Điều 1. Điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Mức cho vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí vốn cho vay, vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai thực hiện Chương trình sau năm 2020 theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện cho vay, giám sát, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hiện hành, trong phạm vi tăng trưởng kế hoạch tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm; tự cân đối nguồn vốn thực hiện từ nay đến năm 2020 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2022) mức vốn tối đa mà học sinh, sinh viên có thể vay như sau:
"Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 1 Điều 5:
"1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên"
Như vậy, từ ngày 19/5/2022, học sinh, sinh viên đủ điều kiện được hỗ trợ vay vốn sẽ được vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Thời hạn cho vay vốn học sinh sinh viên?
Căn cứ theo khoản 3 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 hướng dẫn về thời hạn cho vay vốn học sinh sinh viên cụ thể như sau:
"I. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐƯỢC HIỂU VÀ THỰC HIỆN THỐNG NHẤT TRONG VĂN BẢN HƯỚNG DẪN
...
3. Thời hạn cho vay:
3.1. Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.
Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
a. Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên (sau đây viết tắt là HSSV) kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).
Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
b. Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
- Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
3.2. Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất."
Quyết định 05/2022/QĐ-TTg chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?