Từ ngày 1/5/2024, để giữ vị trí Phó Giám đốc Sở và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Phó Giám đốc Sở và tương đương là ai?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định về Phó Giám đốc Sở và tương đương như sau:
Phó Giám đốc Sở và tương đương
1. Phó Giám đốc Sở và tương đương là cấp phó của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở quản lý, tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định:
Đối tượng áp dụng
...
3. Đối với Sở và tương đương:
a) Giám đốc Sở, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc (sau đây gọi chung là Giám đốc Sở và tương đương);
b) Phó Giám đốc Sở, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc (sau đây gọi chung là Phó Giám đốc Sở và tương đương);
...
Vậy, Phó Giám đốc Sở và tương đương là cấp phó của Giám đốc Sở, đảm nhiệm các chức danh như:
- Phó Giám đốc Sở
- Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
- Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Phó Chánh Thanh tra tỉnh
- Phó Trưởng ban Ban Dân tộc
Phó Giám đốc Sở và tương đương có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở quản lý, tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Từ ngày 1/5/2024, để giữ vị trí Phó Giám đốc Sở và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Từ ngày 1/5/2024, để giữ chức danh Phó Giám đốc Sở và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đối với Phó Giám đốc Sở và tương đương như sau:
(1) Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tương ứng được quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định 29/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng;
- Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật;
- Tiêu chuẩn về trình độ;
- Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín;
- Tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác
(2) Đáp ứng tiêu chuẩn riêng đối với chức danh Phó Giám đốc Sở và tương đương, bao gồm:
- Am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, hiểu biết pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý và các quy định đặc thù áp dụng tại địa phương;
- Có năng lực bao gồm:
+ Tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật của trung ương;
+ Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực áp dụng tại địa phương;
+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực tại địa phương;
+ Chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực tại địa phương;
+ Triển khai thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức trên địa bàn;
+ Chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền;
+ Tham mưu lãnh đạo thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan ở trung ương;
+ Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật trong phạm vi toàn tỉnh.
- Đang giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở hoặc chức vụ, chức danh tương đương theo quy định của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ.
Trường hợp không giữ chức vụ thì phải có thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực từ đủ 07 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trình độ của Phó Giám đốc Sở được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP có quy định về trình độ của Phó Giám đốc Sở như sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Về lý luận chính trị:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên;
+ Hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Về quản lý nhà nước: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên.
- Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý theo quy định của bộ, ngành, địa phương nơi công tác hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với trường hợp vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số.
Việc xác định trình độ ngoại ngữ và các trường hợp có văn bằng, chứng chỉ được xác định tương đương thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?