Từ ngày 1/1/2025, Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát là gì?
Từ ngày 1/1/2025, Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 65 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
(1) Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 66 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 để kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc giao thông đường bộ;
Điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
Các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
(2) Xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật;
(3) Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách; di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 68 và Điều 69 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024;
(4) Vận hành, sử dụng hệ thống, phương tiện, thiết bị, dữ liệu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 67 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 70 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024;
(5) Quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Từ ngày 1/1/2025, Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát là gì? (Hình ảnh Internet)
CSGT dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát dựa vào căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;
- Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;
- Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
Ngoài ra, để CSGT phát hiện ra các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tại Điều 67 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định các biện pháp để CSGT phát hiện vi phạm như sau:
- Vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị; công trình, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe cơ giới.
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
- Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe.
- Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp của người thực thi công vụ.
- Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.
- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Khi nào thì CSGT huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách?
Căn cứ Điều 68 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách như sau:
(1) Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó.
(2) Người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự có trách nhiệm hoàn trả ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt.
Trường hợp người, phương tiện, thiết bị dân sự được huy động làm nhiệm vụ bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù; đơn vị có người huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được huy động có trách nhiệm chấp hành quyết định, yêu cầu của Cảnh sát giao thông theo quy định tại (1).
Trong trường hợp cấp bách theo quy định tại (1), người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2025, trừ trường hợp sau:
- Khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
- Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?