Từ ngày 01/9/2023, tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin thư viện đại học được quy định như thế nào?
- Từ ngày 01/9/2023, tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin thư viện đại học được quy định như thế nào?
- Diện tích thư viện đại học được quy định như thế nào?
- Không gian đọc trong thư viện đại học được quy định ra sao?
- Tài nguyên thông tin thư viện đại học được lưu trữ như thế nào?
- Khu vực tra cứu, mượn trả và quầy thông tin được quy định như thế nào?
Từ ngày 01/9/2023, tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin thư viện đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin thư viện đại học được quy định như sau:
- Có đủ tài nguyên thông tin phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, gồm: Giáo trình, tài liệu tham khảo và tài liệu nội sinh.
- Số lượng tài nguyên thông tin
+ Số tên giáo trình: Có đầy đủ giáo trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo dùng cho giảng viên, người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học;
+ Số bản sách cho mỗi tên giáo trình: Có ít nhất 50 bản sách/1.000 người học;
+ Số bản sách cho mỗi tên tài liệu tham khảo: Có ít nhất 20 bản sách/1.000 người học;
+ Tài nguyên thông tin số
++ Giáo trình, tài liệu tham khảo bảo đảm các quy định về sở hữu trí tuệ, được số hóa theo thỏa thuận của cơ sở giáo dục đại học với tác giả. Với các giáo trình, tài liệu tham khảo đã được số hóa thì số bản sách bảo đảm tối thiểu 50% định mức quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT;
++ Tài liệu nội sinh được số hóa 100%;
++ Có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế về sách, tạp chí khoa học phù hợp với trình độ và quy mô đào tạo của ngành đào tạo.
- Các yêu cầu đối với tài nguyên thông tin
+ Tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm được xử lý, tổ chức, bảo quản và kiểm kê, thanh lọc theo quy định, quy trình nghiệp vụ thư viện;
+ Tài nguyên thông tin số được xử lý, tổ chức, lưu giữ, bảo quản và kiểm kê, thanh lọc theo quy định, quy trình nghiệp vụ thư viện và tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
Từ ngày 01/9/2023, tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin thư viện đại học được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Diện tích thư viện đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT, diện tích thư viện đại học được quy định như sau:
- Tổng diện tích thư viện đại học được xác định theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gồm diện tích khu chức năng và khu phụ trợ;
- Khu chức năng gồm các khu vực: Không gian đọc (các phòng đọc và không gian mở); lưu trữ tài nguyên thông tin; tra cứu, mượn trả và quầy thông tin; trưng bày, giới thiệu tài nguyên thông tin; phòng diễn giảng; dịch vụ; hành chính, nghiệp vụ;
- Khu phụ trợ gồm các khu vực: Sảnh; hành lang; cầu thang; khu vệ sinh và các phòng kỹ thuật.
Không gian đọc trong thư viện đại học được quy định ra sao?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT, không gian đọc trong thư viện đại học được quy định như sau:
- Số chỗ ngồi trong các phòng đọc được tính tối thiểu cho 5% tổng số người học và bảo đảm định mức 2,4 m2/01 chỗ (không bao gồm không gian mở). Tổng diện tích các phòng đọc không nhỏ hơn 200 m2.
- Tùy theo lĩnh vực đào tạo, hình thức đào tạo của từng cơ sở giáo dục đại học để xác định loại hình, số lượng phòng đọc và số chỗ ngồi hợp lý trong từng phòng:
+ Phòng đọc chung là phòng đọc dùng chung dành cho người sử dụng thư viện học tập, nghiên cứu;
+ Phòng đọc chuyên ngành dành cho người sử dụng thư viện học tập, nghiên cứu chuyên sâu theo lĩnh vực;
+ Phòng học nhóm dành cho người sử dụng thư viện trao đổi, thảo luận theo nhóm;
+ Phòng đa phương tiện được trang bị các thiết bị chuyên dùng để khai thác, sử dụng tài nguyên thông tin số có định dạng nội dung khác nhau như văn bản điện tử, audio, hình ảnh, hoạt hình, video.
- Không gian mở được tổ chức linh hoạt trong khuôn viên của thư viện đại học và cơ sở giáo dục đại học; được trang bị các thiết bị chuyên dùng tạo sự tiện nghi, linh hoạt trong khai thác, sử dụng tài nguyên thông tin.
Tài nguyên thông tin thư viện đại học được lưu trữ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT, không gian đọc trong thư viện đại học được quy định như sau:
- Tài nguyên thông tin được tổ chức, sắp xếp thành khu riêng biệt hoặc kết hợp trong các phòng đọc, không gian mở bảo đảm việc quản lý, bảo quản và lưu trữ phù hợp với đặc thù của từng loại tài nguyên thông tin, gồm:
+ Tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm được lưu trữ theo hình thức kho mở và kho đóng;
+ Tài nguyên thông tin số được lưu trữ trên hệ thống máy chủ và các loại hình, thiết bị lưu trữ dữ liệu khác.
- Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin dạng xuất bản phẩm bảo đảm diện tích kho đóng 2,5 m2/1.000 bản sách; kho mở 4,5 m2/1.000 bản sách;
- Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin số bảo đảm diện tích để tổ chức hệ thống máy chủ và các loại hình, thiết bị lưu trữ dữ liệu khác.
Khu vực tra cứu, mượn trả và quầy thông tin được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT, khu vực tra cứu, mượn trả và quầy thông tin được quy định như sau:
- Khu vực tra cứu được tổ chức riêng biệt hoặc kết hợp trong các phòng đọc;
- Khu vực mượn trả được bố trí ở vị trí thuận lợi cho hoạt động mượn trả tài nguyên thông tin;
- Quầy thông tin được bố trí ở vị trí dễ nhận biết, thuận lợi cho hoạt động hỏi đáp thư viện.
Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?