Từ ngày 01/7/2022, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã bị bãi bỏ toàn bộ?
Một số các quy định của Quyết định 59/2007/QĐ-BTC về hợp tác xã
Về việc các hoạt động của Quỹ hỗ trợ tại Điều 6 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 59/2007/QĐ-BTC gồm những hoạt động như sau:
- Huy động, tiếp nhận các nguồn tài chính trong và ngoài nước để hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và quy định của Điều lệ này.
- Cho vay đầu tư.
- Hỗ trợ có hoàn lại vốn gốc.
- Uỷ thác cho vay, hỗ trợ.
- Nhận uỷ thác
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động và thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Mua trái phiếu Chính phủ.
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này nhưng không được đầu tư chứng khoán hoặc góp vốn dưới hình thức kinh doanh chứng khoán.
Như vậy, các quy định về hoạt động của quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã được Quyết định 59/2007/QĐ-BTC quy định cụ thể như trên.
Các quy định phê duyệt Điều lệ của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định 59/2007/QĐ-BTC bị Thông tư Quyết định 59/2007/QĐ-BTC bãi bỏ như thế nào?
Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã bao gồm những quyền hạn theo Quyết định 59/2007/QĐ-BTC
Căn cứ theo quy định của Điều 5 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 59/2007/QĐ-BTC thì quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã như sau:
- Được huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
- Được quyền lựa chọn các dự án, phương án để quyết định việc hỗ trợ; uỷ thác hỗ trợ.
- Được thuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn để xem xét, thẩm định các dự án, phương án vay vốn, xin hỗ trợ, tài trợ của Quỹ.
- Được yêu cầu các đơn vị có dự án, phương án đang được Quỹ xem xét hoặc đã được Quỹ hỗ trợ cung cấp các thông tin có liên quan về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tín dụng.
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ cũng như những vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được Quỹ hỗ trợ.
- Đình chỉ việc hỗ trợ, cho vay hoặc thu hồi vốn trước hạn, phát mại tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ; khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm các cam kết với Quỹ hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Quỹ.
- Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, nguồn tài chính, nhân lực của Quỹ cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, nếu những yêu cầu đó trái với quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật.
- Quan hệ trực tiếp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ;
- Cử cán bộ, nhân viên của Quỹ ra nước ngoài nghiên cứu, học tập, công tác, tham quan, khảo sát theo quy định của pháp luật.
- Được sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo Quyết định 59/2007/QĐ-BTC thì quỹ hợp tác xã có các quyền hạn như trên.
Các quy định về vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 59/2007/QĐ-BTC các quy định về vốn bao gồm:
Thứ nhất: Về vốn điều lệ tại Điều 12 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 59/2007/QĐ-BTC như sau:
- Vốn điều lệ ban đầu của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã là 100 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
- Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Bộ Tài chính.
Thứ hai: Vốn huy động từ các nguồn khác tại Điều 13 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 59/2007/QĐ-BTC như sau:
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vốn nhận uỷ thác từ ngân sách địa phương, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Vốn từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước hỗ trợ phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Các khoản vốn huy động khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các quy định về vốn của Quyết định 59/2007/QĐ-BTC sẽ bị bãi bỏ từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 khi Thông tư 27/2022/TT-BTC có hiệu lực.
Căn cứ bãi bỏ Quyết định 59/2007/QĐ-BTC của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã
- Căn cứ theo quy định tại Thông tư 27/2022/TT-BTC bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 59/2007/QĐ-BTC ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
Như vậy, theo quy định Thông tư 27/2022/TT-BTC thì các quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã sẽ bị bãi bỏ toàn bộ.
Thông tư 27/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?