Từ 9/7/2024, hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới theo Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL?

Từ 9/7/2024, hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới theo Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL? Thắc mắc của H.Y ở Đắk Lắk

Từ 9/7/2024, hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới theo Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới gồm có như sau:

- Có chất bị cấm, chất chuyển hóa hoặc chất đánh dấu của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

- Sử dụng hay cố tình sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

- Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

- Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.

- Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

- Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.

- Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL.

- Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.

- Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

Từ 9/7/2024, hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới theo Thông tư 01/2024/TT-BYT?

Từ 9/7/2024, hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới theo Thông tư 01/2024/TT-BYT? (Hình từ internet)

Quy trình kiểm tra doping trong hoạt động thể thao thực hiện ra sao?

Căn cứ tại Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định quy trình kiểm tra doping trong hoạt động thể thao được thực hiện như sau:

Thẩm quyền kiểm tra doping:

Căn cứ Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về thẩm quyền kiểm tra doping trong hoạt động thể thao gồm có như sau:

- Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam có quyền kiểm tra doping đối với mọi vận động viên theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

- Cơ quan quản lý vận động viên, Ban tổ chức các giải thi đấu thể thao đề nghị Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam kiểm tra doping vận động viên trong trường hợp cần thiết theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

- Trong trường hợp các Liên đoàn thể thao quốc tế ủy quyền hoặc yêu cầu kiểm tra doping, Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam phối hợp với các Liên đoàn thể thao liên quan thực hiện kiểm tra doping theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới, tiêu chuẩn quốc tế về Kiểm tra và Điều tra của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới.

Lấy mẫu kiểm tra doping:

Căn cứ Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về việc lấy mẫu kiểm tra doping trong hoạt động thể thao như sau:

- Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam có trách nhiệm:

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu kiểm tra doping.

+ Bảo đảm quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

- Người lấy mẫu kiểm tra doping phải qua tập huấn và có chứng nhận theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

Thông báo kết quả mẫu xét nghiệm kiểm tra doping:

Căn cứ Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về việc thông báo kết quả mẫu xét nghiệm kiểm tra doping trong hoạt động thể thao như sau:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xét nghiệm doping, Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam thông báo bằng văn bản kết quả xét nghiệm đến:

+ Cục Thể dục thể thao;

+ Cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm tra doping, vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên.

- Đối với các vận động viên có kết quả phân tích mẫu nghi ngờ vi phạm doping, việc thông báo kết quả thực hiện theo Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.

Miễn trừ do điều trị cho vận động viên:.

Căn cứ Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về việc miễn trừ kiểm tra doping trong hoạt động thể thao do điều trị cho vận động viên như sau:

- Vận động viên có hồ sơ bệnh án bắt buộc sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm để điều trị cần được chấp thuận đơn miễn trừ do điều trị theo quy định của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.

- Vận động viên không vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới khi các chất cấm hoặc phương pháp cấm bị phát hiện trong mẫu thử hoặc sở hữu nếu họ có đơn miễn trừ do điều trị phù hợp cho phép sử dụng chất cấm hoặc phương pháp cấm như yêu cầu.

Hội đồng miễn trừ do điều trị:

Căn cứ Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về hội đông miễn trừ kiểm tra doping trong hoạt động thể thao do điều trị cho vận động viên gồm có như sau:

- Giám đốc Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam thành lập Hội đồng Miễn trừ do điều trị phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị để xem xét tính hợp lý trong điều trị đối với hồ sơ miễn trừ do điều trị của vận động viên.

- Hội đồng Miễn trừ do điều trị có từ 03 đến 09 thành viên, số lượng thành viên phải là số lẻ. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia y tế và các cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.

- Hội đồng Miễn trừ do điều trị làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị.

- Hội đồng Miễn trừ do điều trị có trách nhiệm căn cứ vào các quy định tại Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và Tiêu chuẩn quốc tế về Miễn trừ do điều trị để thực hiện quy trình xem xét, đánh giá, chấp thuận miễn trừ do điều trị cho vận động viên.

- Thời gian hoạt động của Hội đồng Miễn trừ do điều trị thực hiện theo Quyết định thành lập Hội đồng.

Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực khi nào?

Căn cứ tại Điều 24 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định hiệu lực thi hành như sau:

- Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 9/7/2024.

- Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL , Bộ luật Phòng, chống doping Thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế được thay đổi hoặc bổ sung, thì sẽ áp dụng và thực hiện theo các quy định mới phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thể dục, thể thao 2006.

- Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành:

+ Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL

+ Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL.

Phòng chống doping
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 9/7/2024, hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật Phòng chống doping thế giới theo Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL?
Pháp luật
Chính thức có Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống doping
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
645,137 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống doping
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào