Từ 25/8/2022, gây độ rung vượt quy chuẩn từ 40 dB trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ bị phạt tới 340.000.000 đồng?
- Xử phạt khi vi phạm quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng?
- Xử phạt khi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ?
- Hình thức xử phạt bổ sung về hành vi vi phạm các quy định về độ rung?
- Biện pháp khắc phục hậu quả về hành vi vi phạm các quy định về độ rung?
Xử phạt khi vi phạm quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng?
Đối với những hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng thì tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 5/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02 dB;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;
- Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.
Từ 25/8/2022, gây độ rung vượt quy chuẩn từ 40 dB trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ bị phạt tới 340.000.000 đồng?
Xử phạt khi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ?
Tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ bị xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02 dB;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;
- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;
- Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;
- Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.
Hình thức xử phạt bổ sung về hành vi vi phạm các quy định về độ rung?
Tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 và các điểm d, đ, e và g khoản 2 Điều này;
- Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i và k khoản 1 và các điểm h, i và k khoản 2 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả về hành vi vi phạm các quy định về độ rung?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục cụ thể như sau:
- Buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?