Từ 10/6/2022, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược, dinh dưỡng, dân số viên hạng IV sẽ bắt buộc phải có trình độ cao đẳng trở lên?
Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược, dinh dưỡng, dân số viên hạng IV sẽ bắt buộc phải có trình độ cao đẳng trở lên?
Ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, trong đó đã sửa đổi nhiều quy định liên quan đến tiêu chuẩn của các hạng bác sĩ và bác sĩ y học dự phòng. Trong đó, việc chuyển xếp lương viên chức hạng IV có trình độ cao đẳng đối với viên chức hiện giữ chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược, dinh dưỡng, dân số được quy định tại Điều 7 như sau:
- Viên chức giữ chức danh điều dưỡng hạng IV, hộ sinh hạng IV, kỹ thuật y hạng IV, dược hạng IV, dinh dưỡng hạng IV, dân số viên hạng IV quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP).
- Viên chức đã được bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, hộ sinh hạng IV, kỹ thuật y hạng IV, dược hạng IV, dinh dưỡng hạng IV, dân số viên hạng IV theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có trình độ đạt chuẩn cao đẳng theo đúng chuyên ngành, nhóm ngành đào tạo theo quy định thì được chuyển xếp lương viên chức loại A0 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và việc xếp lương thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Trường hợp viên chức có trình độ trung cấp đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, hộ sinh hạng IV, kỹ thuật y hạng IV, dược hạng IV, dinh dưỡng hạng IV, dân số viên hạng IV theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành, nhóm ngành đào tạo theo quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Trường hợp viên chức được cử đi học tập để đạt trình độ cao đẳng mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xem xét bố trí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế.
Như vậy, đối với các trường hợp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược, dinh dưỡng, dân số viên hạng IV nếu có trình độ trung cấp thì sẽ bắt buộc học lên cao đẳng, nếu không trong tình huống xấu nhất sẽ bị tinh giản biên chế.
Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược, dinh dưỡng, dân số viên hạng IV sẽ bắt buộc phải có trình độ cao đẳng trở lên?
Các quy định khác về tiêu chuẩn trình độ đào tạo bao gồm những gì?
Theo Điều 8 Thông tư 03/2022/TT-BYT thì các quy định khác về tiêu chuẩn trình độ đào tạo như sau:
"Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà trong quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh đó không yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thì không phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này. Viên chức khi tham dự kỳ thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Thông tư này.
2. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế của tất cả các hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Thông tư này.
3. Đối với các khóa đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng, dân số của các hạng chức danh tương ứng đang triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục đào tạo, cấp chứng chỉ.
4. Viên chức có bằng tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng chuyên ngành phụ sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định đáp ứng đủ yêu cầu trình độ đào tạo của chức danh nghề nghiệp Hộ sinh hạng III quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư này."
Cách xếp lương ngạch công chức được thực hiện như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV thì cách xếp lương ngạch công chức được thực hiện như sau:
"II. CÁCH XẾP LƯƠNG
1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức :
a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Ví dụ 1: Bà Trần Thị A đang hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên (mã số 01.003) kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2007 (tổng hệ số lương 4,98 cộng 6%VK đang hưởng ở ngạch chuyên viên là 5,28). Bà A đạt kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính và đến ngày 01 tháng 02 năm 2008 được cơ quan có thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002), thì bà A được căn cứ vào tổng hệ số lương đang hưởng ở ngạch chuyên viên là 5,28 này để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất là 5,42 bậc 4 ngạch chuyên viên chính. Thời gian hưởng lương ở ngạch chuyên viên chính và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch chuyên viên chính của bà A được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2008 (ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính).
c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B đang hưởng 15% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch kiểm ngân viên (mã số 07.047) kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2007 (tổng hệ số lương 3,63 cộng 15%VK đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên là 4,17). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2007, ông B đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lên ngạch cán sự (mã số 01.004). Do tổng hệ số lương 4,17 đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên lớn hơn hệ số lương 4,06 ở bậc cuối cùng trong ngạch cán sự, nên ông B được xếp vào hệ số lương 4,06 bậc 12 ngạch cán sự và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 (4,17 - 4,06) kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 (ngày bổ nhiệm vào ngạch cán sự). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2009, sau đủ 2 năm và có đủ điều kiện, ông B được hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự và vẫn tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11.
Đến ngày 01 tháng 3 năm 2010, ông B đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lên ngạch chuyên viên (mã số 01.003) thì ông B được căn cứ vào tổng hệ số lương cộng hệ số chênh lệch bảo lưu và 5% phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cán sự là 4,37 (4,06 + 0,11 + 5%VK của 4,06) để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở ngạch chuyên viên là 4,65 bậc 8 và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 (ông B đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự nên thời gian hưởng lương ở ngạch chuyên viên và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch chuyên viên được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên)."
Thông tư 03/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 10/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?