Từ 01/06/2022, Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành sẽ có thêm 1 nhóm đối tượng bị điều chỉnh?
Đối tượng bị điều chỉnh của Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành bao gồm những đối tượng nào?
Theo Điều 2 Nghị định 15/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) thì đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
2. Cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định này."
Từ 01/06/2022, Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành sẽ có thêm 1 nhóm đối tượng bị điều chỉnh?
Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành sẽ có thêm 1 nhóm đối tượng bị điều chỉnh từ năm 2022?
Ngày 06/04/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực từ 01/06/2022). Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP đã bổ sung thêm một nhóm đối tượng bị điều chỉnh vào Nghị định 15/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp
1. Bổ sung khoản 5 vào Điều 2 như sau:
“5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.”
Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/06/2022, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên muốn thực hiện các hoạt động thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể, đổi tên (đối với trường hợp có vốn đầu tư nước ngoài) sẽ dựa vào sự điều chỉnh của Nghị định 15/2019/NĐ-CP.
Các nội dung nổi bật được đề cập trong Nghị định 15/2019/NĐ-CP là gì?
Nội dung nổi bật được đề cập tại Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP (khoản 3 Điều này sắp được sửa dổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) cụ thể như sau:
"Điều 9. Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.
2. Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).
3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
4. Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;
b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;
c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.
5. Chương trình đào tạo:
a) Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;
c) Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội."
6. Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định này."
Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?